Hôm nay,  

Thợ Nữ Khu Chế Xuất

27/04/200200:00:00(Xem: 4526)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại các khu chế xuất Sài Gòn, nữ công nhân chiếm tỉ lệ lớn. Nhiều công ty các khu chế xuất có đến 90% là thợ nữ, và phần lớn là dân từ các tỉnh về Sài Gòn làm thuê. Thu nhập rất thấp, thời lượng lao động ở nhà máy chiếm từ 10-12 giờ mỗi ngày, do đó khó có được những giờ phút riêng cho bản thân, nhất là chuyện tình cảm. Báo Thanh Niên đã ghi lại một số câu chuyện như sau.

Tại khu nhà trọ ở khu phố 2, phường Tân Thuận, quận 7 Sài Gòn là nơi ở của nhiều công nhân khu chế xuất Tân Thuận. Minh T. đã từng là nữ công ty một công ty lắp ráp mạch điện xe hơi cho biết: Mỗi tháng lãnh được 50-60 đô, biết chi tiêu thì cũng đủ sống. Nhưng ác một nổi là không làm lâu được, thường thì làm 1-2 năm, người ta không ký hợp đồng nữa để khỏi tăng lương cho mình. Hỏi T về cuộc sống tình cảm của những công nhân ở đây thế nào, cô nói: Một số khá bình thường, nhưng cũng có nhiều người dường như thiếu nghiêm túc. Ở nhà trọ, thường bốn người thuê chung một phòng, chuyện của người này đôi lúc không thể dấu được người kia, nhất là chuyện tình cảm. Do tính chất công việc, rất nhiều công nhân không đủ điều kiện hòa nhập vào nhịp sống của thành phố như nhiều bạn trẻ khác. Ngay cả việc tìm cho mình một người hợp ý cũng khó, bởi không có điều kiện tiếp xúc với nhiều người khi mà chung quanh mình toàn là đồng nghiệp nữ. Bạn trai của họ đa số cũng là người từ các tỉnh vào Sài Gòn làm thuê, vì thế cũng khó để tính chuyện lâu dài. Như trường hợp cô Thùy M., quê ở Trà Vinh, công nhân công ty N, có bạn trai là người Quảng Ngãi, hai người thuê chung căn phòng nhỏ, chung sống với nhau đã hơn một năm mà chưa có kế hoạch gì cho tương lai. M cho biết: Hai đứa thương nhau nhưng chưa thể nghĩ đến chuyện cưới hỏi. Lương không có dư làm sao lo cho cuộc sống gia đình nếu có con cái, lại còn chuyện quê cách xa nhau quá.

Tiếp xúc với công nhân, mới biết việc góp gạo thổi cơm chung đã không còn là chuyện lạ. Có người sau khi tan ca là vội vã về nhà nấu cơm cho mình và người ấy. Những chuyện như thế, gia đình ở quê nào có biết. Nếu chỉ có vậy, vẫn còn có thể thông cảm, đã có những trường hợp từ tìm đến với nhau, có những thân mật vượt quá giới hạn để rồi lại chia tay sau một thời gian chóng vánh. Cô gái tên Thu, 23 tuổi, quê ở Bến Tre lên Sài Gòn làm hơn 4 năm tâm sự: Chúng tôi cần sự thông cảm. Con gái một thân một mình lên đây kiếm sống làm sao không thấy cô đơn, phải tìm cho mình một người để chia sẻ chứ. Nhưng tương lai thì quả thật mờ mịt quá.

Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niên, gần đây, một số tổ chức xã hội đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt, hội thảo về đời sống của nữ công nhân. Tuy nhiên, những người tham dự phần đông là những cô gái trẻ không phải là nữ công nhân, và vấn đề mà họ quan tâm không phải là: "Khi nào tôi mới có người yêu hay khi nào tôi mới lập gia đình. Điều mà nữ công nhân trẻ xa nhà day dứt là làm sao để có thể xây dựng tình cảm vững bền khi mà cuộc sống còn bấp bênh. Bỏ quê ra phố, họ có những hoài bão cho một ngày mai tươi đẹp, nhưng đã có mấy ai đạt những gì mình mong muốn, dẫu rằng họ đã lao động cật lực. Cuộc sống và công việc như thế, chuyện tình cảm của họ cũng không có nhiều hứa hẹn. Kết bạn và yêu một cách vội vã, không phải họ không nhận ra điều đó, nhưng họ chẳng thể làm khác, bởi họ không có nhiều sự lựa chọn cho riêng mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.