Hôm nay,  

Dạy Học Ơû Đảo Nghèo

11/29/200200:00:00(View: 4831)
Bạn,
Đảo được nhắc đến trong lá thư này là đảo Bé, thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đảo này nằm cách đảo lớn chưa đầy 3 km theo đường chim bay, có tổng diện tích đất tự nhiên 69 hecta, với 92 gia đìnhầ, gồm 398 nhân khẩu đang sinh sống. Bình thường mỗi ngày có từ 1 đến 2 chuyến đò từ đảo lớn sang đảo bé, tạo điều kiện cho người dân trên đảo đi lại, giao lưu, buôn bán, nhưng vào những ngày biển động, đảo Bé bị cô lập hoàn toàn giữa 4 bề sóng dữ. Đường giao thông đi lại cách trở, đời sống kinh tế eo hẹp nên chuyện học hành của trẻ đảo gặp không ít gian nan, nhọc nhằn như ghi nhận của báo Giáo dục-Thời đại qua đoạn ghi chép như sau.
Năm 1995, huyện Lý Sơn xây dựng ở đảo Bé 1 trường tiểu học gồm 4 phòng, đào tạo tại chỗ 2 giáo viên cắm bản và mỗi học kỳ, cắt cử điều động giáo viên từ đảo lớn. Tuy nhiên việc duy trì dạy học rất khó khăn. Có những lớp học chỉ vẻn vẹn có 3 học sinh và 1 thầy nhưng để duy trì cho được sĩ số này trong cả năm học, thì như thầy Đặng Hoàng Tính cho biết là một việc làm chẳng mấy dễ dàng, đòi hỏi những người thầy phải có lòng kiên nhẫn, sự cảm thông, gần gũi với học sinh của mình và ngay cả đối với gia đình các em. Do điều kiện kinh tế quá khó khăn, nhiều gia đình phải di chuyển đi nơi khác làm ăn và chuyện học hành của con em họ đành phải gác lại.

Năm học 2002-2003 này, toàn huyện có 49 HS tiểu học. Trong đó lớp 1 có 3 em; lớp 2 có 9 em; lớp 3 có 17 em; lớp 4 có 6 em và lớp 5 có 14 em. So với cách đây mấy năm, số học sinh đã giảm đi gần một nửa. Trong số 4 thầy giáo hiện đang dạy học tại đảo Bé, có 2 thầy là người địa phương còn lại 2 thầy được điều động từ đảo Lớn sang và đều thuộc biên chế của trường tiểu học Lý Vĩnh 2. 1 phòng học bỏ trống được trưng dụng làm nơi ăn, nghỉ, sinh hoạt cho các thầy giáo ở xa nhà. Thực phẩm trong mỗi bữa ăn hàng ngày của các thầy, đôi khi là nắm rau hái trong vườn nhà, là con cá câu được từ biển do phụ huynh học sinh đem biếu, nếu là biển động thì chỉ có cơm ăn với đậu phụng rang muối hoặc nước mắm và suốt cả tháng trời mới có dịp về thăm nhà mặc dù nhà chỉ cách trường từ 3 đến 4 cây số vì không có đò qua lại. Những lúc rảnh rỗi, các thầy dành nhiều thời gian cho việc đi thăm, tìm hiểu gia cảnh của học sinh giúp dân thu hoạch hoa màu, tham gia tu sửa đường giao thông, làm vệ sinh môi trường,.v.v...
Thầy Trần Thành Phú, người nhỏ tuổi nhất trong nhóm 4 người, bộc bạch: So với giáo viên bên đảo Lớn thì giáo viên ở đảo Bé thiệt thòi rất nhiều, nhất là điều kiện để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Trong điều kiện khó khănnhư vậy thì chuyện học hành lên cao hơn nữa của con em đảo Bé cũng là một vấn đề khó khăn.
Bạn,
Báo quốc nội dẫn lời hiệu trưởng trường tiểu học Lý Vĩnh 2 cho biết: có khoảng 70% đến 80% số học sinh ở đảo Bé sau khi tốt nghiệp tiểu học đành phải ở nhà vì không có đủ điều kiện để sang đảo Lớn học tiếp lên bậc trung học. Bởi gia đình phải tự lo mọi khoản chi phí ănuống, đi lại, sách vở,... với số tiền từ 100 ngàn 200 ngàn đồng/tháng. Số tiền này tuy không lớn nhưng lại quá sức đối với nhiều gia đình ở đảo này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.