Hôm nay,  

Bán Hàng Trả Chậm

17/01/200100:00:00(Xem: 5589)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại VN, tùy từng hoàn cảnh và mối quan hệ mà nhà doanh nghiệp có thể bán hàng hóa cho đối tác với một trong những phương thức: mua đứt bán đoạn, trả gối đầu, ký gởi, bán giám giả, hoặc bán trả chậm. Về hình thức bán trả chậm, 5 năm qua, rất nhiều doanh nghiệp đã mất hàng trăm triệu có khi đến hàng tỉ đồng vì khách hàng đã không thanh toán đúng hợp đồng. Nhiều công ty trắng tay chỉ vì tin rằng đối tác sẽ không bội tín. Báo Người Lao Động đã nêu lên một số vụ quỵt tiền mua hàng trả chậm trong một bài viết về thực trạng bán hàng trả chậm ở VN.

Trường hợp nhắc đến đầu tiên đã xảy ra cách đây hơn năm năm với tình tiết như sau: vào tháng 5/1996, Hồ Tô Hà, sinh năm 1951, ngụ tại phường 12 đến xí nghiệp Kinh doanh kim khí và vật tư tổng hợp số 5 thuộc Công ty Vật tư Thiết bị Công nghiệp TP đặt vấn đề mua hàng trả chậm. Nhờ có mối quan hệ cá nhân từ trước nên Hà được vị phó giám đốc xí nghiệp, ông Hồ Văn Lợi, ký giấy bán viết tay lô sắt xây dựng trị giá gần 90 triệu đồng với các điều kiện dễ dàng: không ứng trước, không thế chấp. Tưởng chừng như giúp được cho xí nghiệp tiêu thụ hàng, ngào nờ đến hạn thanh lý hợp đồng, Hà chỉ thanh toán được 31 triệu đồng. Sự cả tin đã buộc ông Lợi phải móc tiền túi bồi hoàn cho xí nghiệp hơn 56 triệu đồng. Tương tự thông qua một hợp đồng mua bán trả chậm lô thép trị giá 117.9 triệu đồng, ông Hoàng Duy Cự, giám đốc nhà máy cơ khí nông nghiệp Thủ Đức phải trả nợ thay cho Hồ Tô Hà 57.9 triệu đồng. Đau nhất có lẽ là trường hợp xảy ra ở Công ty Liên doanh Ô tô Visuco. Tháng 11/1997, Visuco ký hợp đồng kinh tế bán cho công ty Dược phẩm Kỳ Hòa 60 chiếc xe hiệu Suzuki mới 100% với tổng trị giá 546,200 đô. Hợp đồng quy định phương thức thanh toán trả trước 30% khi nhận xe, thời gian giao hàng chia làm 3 đợt, mỗi đợt 20 chiếc. Trong vòng một tháng, tổng cộng Visuco đã bán cho công ty Kỳ Hòa 40 chiếc Suzuki trị giá 346,200 đô. Một trong những nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế có giá trị lớn trong mua bán trả chậm là bên mua phải có tài sản thế chấp. Thế nhưng, điều kiện này đã không được thực hiện trong thương vụ giao dịch giữa Visuco và Công ty Kỳ Hòa. Điều quan trọng nữa là trong hợp đồng ký kết quy định bên mua phải trả trước 30% tổng số tiền khi nhận xe, nhưng công ty Kỳ Hòa đã nhận được xe mà không phải đưa cho Visuco một đồng nào. Sự dễ dãi này đã tạo cơ hội cho phía hãng Kỳ Hòa lừa đảo, chiếm đoạt của Visuco hơn 336,251 đô.

Bạn,
Báo quốc nội đề cập đến một sự kiện xảy ra cách đây gần 3 tháng, đó là việc đòi nợ của công ty Liên doanh Ô tô Mê Kông bị tòa phúc thẩm Tối cao tại Sài Gòn ra quyết định đình chỉ tạm thời, không xử lý vào ngày 26-10-2000 đang gây sự chú ý của dư luận, nhất là đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Sự việc xảy ra từ một hợp đồng kinh tế mua bán xe giữa Mekong và Công ty Bửu Minh, quận Tân Bình, vào tháng 4/1998. Theo hợp đồng này thì Liên doanh Mekong bán cho Công ty Bửu Minh 23 chiếc xe vận tải do chính hãng Mê Kông sản xuất, trị giá hợp đồng là 552,500 đô với phương thức thanh toán trả chậm từng tam cá nguyệt. Trả được một thời gian thì Công ty Bửu Minh ngưng trả, nợ Mekong 80,873.52 đô. Sau nhiều lần cam kết, nhưng rốt cuộc đối tác cứ lần lữa khất nợ, trốn tránh, hãng Mekong đã quyết định khởi kiện vị khách lì nợ của mình ra tòa án Kinh tế Sài Gòn. Vụ việc được tòa Kinh tế thụ lý vào ngày 23-10-1999. Khi tòa án triệu tập bị đơn lên làm việc thì mới hay người đại diện theo pháp luật của công ty Bửu Minh là ông Huỳnh Bửu Quang, giám đốc, đã bỏ trốn. Công ty Mekong làm đơn kháng cáo lên tòa án tối cao nhưng tòa này đã đình chỉ xét xử, cuối cùng hãng Mekong đành phải chào thua.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.