Hôm nay,  

Những Ngày Đầu Tháng 4

08/04/201900:00:00(Xem: 2151)
Tháng tư đen... Tháng tư đen... Hôm nay là trong tuần lễ đầu tháng 4/2019, ngồi nhớ lại 44 năm trước, nhiều trận đánh vẫn dữ dội, gay go...

Sau đây kể lại tình hình mặt trận Long Khánh, cửa vào Sài Gòn. Nơi đây trích từ các tài liệu của quân sử gia Vương Hồng Anh soạn theo nhiều tài liệu -- trong đó có phần ghi nhận của Đại tướng Cao Văn Viên về tình hình mặt trận miền Đông Nam phần, đặc biệt là tình hình chiến sự tại Xuân Lộc, Long Khánh. Phần này được biên soạn dựa theo hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ xuất bản, dịch giả Duy Nguyên chuyển dịch sang Việt ngữ và đồng ý cho VB sử dụng làm tài liệu tổng hợp. Ngoài ra có phần bổ sung dựa theo tài liệu của Khối Quân Sử Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH, một số bài viết được phổ biến trong Tạp chí KBC, và tài liệu riêng của VB.

* Tình hình mặt trận Long Khánh

Nhận định về tình hình chiến sự tại miền Đông Nam phần, Đại tướng Cao Văn Viên phân tích rằng mặt trận Long Khánh sôi động hơn mặt trận Tây Ninh và Bình Dương rất nhiều. Ngày 8 tháng 4/1975, Cộng quân tập trung quân để chuẩn bị đợt tấn công quy mô vào tuyến phòng thủ của Sư đoàn 18 Bộ binh tại Long Khánh.

Tính đến sáng ngày 8/4/1975, trên lãnh thổ của Quân khu 3 (Vùng 3) ngoài tỉnh Phước Long bị Cộng quân chiếm vào tháng 1/1975, Cộng quân đã kiểm soát một số trục lộ giao thông, trong đó có một phần quốc lộ 20. Thị trấn Định Quán trên đường Sài Gòn-Đà Lạt đã bị Cộng quân chiếm đóng. Theo phân nhiệm, Sư đoàn 18BB chịu trách nhiệm phòng ngự toàn khu vực tỉnh Long Khánh. Ngoài ra Sư đoàn này còn có nhiệm vụ tái chiếm Định Quán, tái lập giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn Xuân Lộc và Bình Tuy, bảo vệ vòng đai phía Bắc của căn cứ tiếp tế huyết mạch Long Bình trên Quốc lộ 15 và Căn cứ Không quân Biên Hòa.

Sư đoàn 18 Bộ binh thành lập vào năm 1965, với danh hiệu đầu tiên là Sư đoàn 10 Bộ binh do Đại tá Nguyễn Văn Mạnh giữ chức Tư lệnh (Đại tá Mạnh sau này là Trung tướng, từng giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 4 và Tham mưu trưởng Liên quân). Sau một thời gian ngắn, theo quyết định của Bộ Quốc phòng, đại đơn vị này cải danh hiệu đổi thành Sư đoàn 18 Bộ binh. Từ khi thành lập cho đến tháng 4/1975, trong gần 10 năm liền, Sư đoàn 18 Bộ binh trấn giữ khu chiến thuật Long Khánh-Phước Tuy-Bình Tuy, các trung đoàn của Sư đoàn này đã có những cuộc đụng độ lớn với các đơn vị chính quy của Cộng quân tại miền Đông. Kinh nghiệm chiến trường của các đơn vị thuộc Sư đoàn 18 Bộ binh đã góp phần cho cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến Long Khánh trong những tuần đầu của trận chiến tháng 4/1975.

* Phối trí lực lượng phòng thủ tại phòng tuyến Xuân Lộc

Khi Cộng quân chuẩn bị tấn công vào Xuân Lộc thì Sư đoàn 18 BB có 3 trung đoàn cơ hữu, đó là Trung đoàn 43, 48 và 52 được tăng cường thêm Trung đoàn 8 Bộ binh của Sư đoàn 5 BB. Cũng như các sư đoàn Bộ binh khác của Quân lực VNCH, Sư đoàn 18 có các đơn vị thuộc dụng gồm 1 thiết đoàn kỵ binh (gồm 2 chi đoàn M 113 và 1 chi đoàn M 41), 3 tiểu đoàn Pháo binh 105 mm, 1 tiểu đoàn Pháo binh 155 mm, 1 tiểu đoàn Công binh chiến đấu. Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh lúc bấy giờ là Chuẩn tướng Lê Minh Đảo.

Ngoài lực lượng nói trên, Quân đoàn 3 còn tăng viện cho lực lượng phòng thủ Long Khánh các đơn vị sau đây: Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, 2 tiểu đoàn Biệt động quân và 2 tiểu đoàn Pháo Binh. Bộ Tổng tham mưu cũng đã tăng cường thêm Lữ đoàn 1 Dù, Liên đoàn Biệt Cách 81 Dù. Lực lượng an ninh diện địa của Tiểu khu Long Khánh có 4 tiểu đoàn Địa phương quân. Sư đoàn 3 Không quân yểm trợ về không quân chiến thuật, thực hiện không vận các cánh quân tăng viện, yểm trợ hỏa lực không pháo, xạ kích, bay tuần thám, vận chuyển tiếp tế đạn dược, chở thương binh từ phòng tuyến về quân y viện.

* 3 sư đoàn Cộng quân tung vào mặt trận Long Khánh.

Lực lượng Cộng quân tham chiến tại mặt trận Long Khánh gồm có: sư đoàn 341 chính quy, sư đoàn 7 tổng trừ bị của khu Miền Đông và sư đoàn 3 tân lập. Theo tài liệu tổng hợp, từ bộ chỉ huy đặt tại Ban Mê Thuột, Văn Tiến Dũng, đại tướng CSBV, đã ra lệnh cho 3 sư đoàn nói trên phải "giải quyết chiến trường" thật nhanh để mở đường tấn công vào Sài Gòn. Mục tiêu đầu tiên là khu vực ngã ba Dầu Giây, giao điểm giữa Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20. Để ngăn chận của tấn công của CSBV, trong các ngày 7 và 8/1975, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 BB đã cho tăng cường lực lượng phòng thủ tại Nga Ba Dầu Giây, đồng thời Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đã cho gia tăng số phi vụ tuần thám, các đợt nhảy thám sát, viễn thám để theo sát các diễn biến và lộ trình chuyển quân của Cộng quân.

* Toàn cảnh về tình hình chiến sự tại các tỉnh khác ở miền Đông Nam Phần.

Tại Sài Gòn, để ngăn chận sự xâm nhập của Cộng quân, Bộ Tổng tham mưu đã cho tái tổ chức lại hoạt động của bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, cựu tư lệnh Quân đoàn 3 từ 1971 đến 1973, được cử làm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô kiêm Tổng trấn Đô Thành. Trung tướng Nguyễn Văn Minh nhận được lệnh trực tiếp của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu là tái phối trí lực lượng để thiết lập vòng đai bảo vệ Sài Gòn.

Tại khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 25 Bộ binh bao gồm các tỉnh Long An, Hậu Nghĩa và Tây Ninh, ngay từ tháng 3/1975, Cộng quân đã tung một sư đoàn tấn công chiếm những ngôi làng nằm phía Tây tỉnh Tây Ninh và núi Bà Đen để mở rộng hành lang xâm nhập vào các khu Hố Bò, Khiêm Hạnh và Hiếu Thiện. Tại phòng tuyến Khiêm Hạnh-Hiếu Thiện, Cộng quân đã bị các đơn vị của Lữ đoàn 3 Thiết kỵ và một trung đoàn của Sư đoàn 25 Bộ Binh đẩy lùi, hơn 200 Cộng quân bị bỏ xác tại trận địa. Tư lệnh Sư đoàn 25 BB vào thời gian này là Chuẩn tướng Lý Tòng Bá (tướng Bá đã làm tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh trong mùa hè 1972).

Ngoài các mặt trận nói trên, Cộng quân còn gia tăng áp lực tại khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 5 Bộ binh bao gồm các tỉnh Bình Dương và Bình Long, riêng tỉnh Phước Long nằm trong địa bàn hoạt động của Sư đoàn 5 Bộ Binh, đã bị Cộng quân chiếm vào tháng 1/1975. Nỗ lực của Cộng quân tại mặt trận Bình Dương là tung quân chọc thủng phòng tuyến mặt đông nam của tỉnh này và khu vực giáp với mặt tây bắc của tỉnh Biên Hòa. Chỉ huy phòng tuyến Bình Dương là Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh.

Cuối ngày 8 tháng 4/1975, các toán viễn thám của Sư đoàn 18 BB và của Nha Kỹ thuật đã ghi nhận được nhiều tin tức về cuộc chuyển quân của Cộng quân dọc theo Quốc lộ 20, trong đó có cả xe tăng và đại pháo. Giải đoán của bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 BB là Cộng quân sẽ chuẩn bị đánh cùng lúc vào Biên Hòa và Xuân Lộc, cắt đứt trục giao thông giữa Xuân Lộc và Sài Gòn. Lệnh báo động đỏ được ban hành trên toàn khu vực trách nhiệm của Quân khu 3. Một trận chiến mới xảy ra trên chiến trường miền Đông vào những ngày sau đó...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.