Hôm nay,  

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

07/04/201900:00:00(Xem: 4836)
Xuân Niệm

 
Mấy hôm trước là sinh nhật cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông sinh ngày 5 tháng 4/1923.

Còn ba tuần nữa là tới ngày 30 tháng 4/2019, tròn 44 năm Miền Nam thất thủ. Kết thúc một cuộc chiến để khởi đầu một thời kỳ sắt thép, tàn bạo, đàn áp tất cả các nhân quyền và dân quyền.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã ở vào một vị trí tất nhiên phải bó tay, sau khi đã chiến đấu tận lực. Điểm đặc biệt: ông đã sáng suốt nhìn thấy trước thế trận VNCH sụp đổ, khi ký kết Hòa ước Paris -- vì đó là thế trận để Mỹ rút lui và không việnt rợ gì nữa.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã có những câu nói để đời, vĩnh viễn nằm trong ký ức người Miền Nam.

Như các lời tuyên bố sau:

-- Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm!

-- Sống mà không có tự do là chết.

-- Đất nước còn, còn tất cả, đất nước mất, mất tất cả.

-- Nếu họ (Hoa Kỳ) muốn ám sát tôi thì cũng dễ thôi. Rồi sau đó cứ việc đổ cho Việt Cộng hoặc là do âm mưu đảo chính.

-- Họ (Hoa Kỳ) đã đâm sau lưng chúng tôi.

-- Hoa Kỳ là một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo.

Trong Wikipedia kể về giai đoạn khởi đầu Hòa đàm Paris: Ngày 12/11/1968, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Clark Clifford công khai cảnh cáo TT Nguyễn Văn Thiệu rằng nếu ông không tham dự Hòa đàm Paris, Hoa Kỳ sẽ hành động một mình và không cần đến ông. Phía Sài Gòn coi thông tin đó là ẩn ý Hoa Kỳ có thể gây đảo chính lật đổ Nguyễn Văn Thiệu. Tác giả Seymour Hersh, sau khi đúc kết các tài liệu về vụ này cho hay rằng sau cuộc bầu cử 1968, chính ông Kissinger đã báo động cho phía Nixon về mưu đồ của Clark Clifford và cảnh báo: "Nếu ông Thiệu chịu chung một số phận với ông Diệm thì tất cả các dân tộc trên thế giới sẽ nghĩ rằng làm kẻ thù của Mỹ có thể là nguy hiểm, chứ làm bạn với Mỹ chắc chắn là chết".

TT Nguyễn Văn Thiệu phản đối quyết liệt việc Mỹ ký kết Hiệp định Paris vào lúc đó, vì theo ông việc đó sẽ làm cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có được lợi thế đáng kể so với Việt Nam Cộng hòa. Cụ thể là người Mỹ sẽ chấm dứt những cam kết và ủng hộ của mình đối với Việt Nam Cộng hòa, đồng nghĩa với việc viện trợ cho chính phủ của ông bị cắt giảm và ưu thế quân sự sẽ nghiêng về phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa...

Cuối cùng, Mỹ đã chấp nhận ký Hiệp định Paris với những điều khoản có lợi cho quân Giải phóng. Nguyễn Văn Thiệu đã cố tình trì hoãn việc đồng ý ký kết hiệp định, nhưng phía Mỹ đã có quyết định dứt khoát về việc này và gây áp lực cho chính phủ của ông, trong thư của Tổng thống Nixon gửi ông vào ngày 16 tháng 1 có đoạn: "Tôi đã quyết định dứt khoát sẽ ký tắt hiệp định vào ngày 23 tháng 1 năm 1973 tại Paris. Nếu cần tôi sẽ làm đúng như nói trên một mình. Trong trường hợp đó tôi phải giải thích công khai rằng chính phủ của ông cản trở hòa bình. Kết quả sẽ là sự chấm dứt không tránh khỏi và lập tức viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ - và một sự thay đổi nhân sự trong chính phủ của ông khó mà nói trước".


Trong bức thư đề ngày 6 tháng 10 năm 1972, Nixon còn ngầm đe dọa: "Tôi yêu cầu ông cố áp dụng mọi biện pháp để tránh sinh ra sau này một tình huống có thể đưa tới những biến cố tương tự như biến cố mà chúng tôi đã ghê tởm năm 1963 và chính bản thân tôi cũng đã kịch liệt phản đối năm 1968...". Cũng theo cuốn Khi đồng minh tháo chạy của Nguyễn Tiến Hưng, ngày 21/10/1972, hai chuyên viên trong Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ là Roger Morris và Anthony Lake đã viết cho cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger một phúc trình mà trong đó có nói tới các phương án lật đổ Nguyễn Văn Thiệu. Sau này, Morris xác nhận: "Tôi bảo Tony rằng hai đứa mình phải cho Henry hiểu rõ là ta sẵn sàng thanh toán Thiệu".

Kết quả là Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận ký kết hiệp định một cách miễn cưỡng, mặc dù đã được chính phủ của Tổng thống Nixon cam kết sẽ đảm bảo sự tồn tại của Việt Nam Cộng hòa, Nixon cũng bí mật cam kết với Nguyễn Văn Thiệu rằng sẽ khôi phục lại việc Hoa Kỳ cho B-52 ném bom không kích chống lại bắc Việt Nam để trả đũa cho bất kỳ cuộc tấn công tăng cường nào của những người cộng sản. Nhưng Nixon đã từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ của mình, và những lời hứa của Nixon cũng không bao giờ được thực hiện.

Trả lời phỏng vấn đài ABC Mỹ ngày 31 tháng 1 năm 1975, ông Thiệu nói Hiệp định Paris đã không công bằng về hòa bình (nguyên văn: unfair), vì miền Bắc Việt Nam có quyền tự do phát triển kinh tế, có hòa bình, lại có thể điều quân và vũ khí vào miền Nam mà không chịu bất kỳ phản ứng nào của Hoa Kỳ, trong khi Việt Nam Cộng hòa thì phải cố chống đỡ.[28]

Trong bản ghi âm được giải mật sau này về cuộc trao đổi giữa Tổng thống Mỹ Richard Nixon và ngoại trưởng Henry Kissinger, Nixon nói rõ việc ông quyết định sẽ bỏ mặc "đứa con" Việt Nam Cộng hòa để có thể thoát khỏi cuộc chiến ở Việt Nam.

Henry Kissinger: Tôi nghĩ Thiệu nói đúng đấy. Hiệp định (Paris) đó sẽ đẩy Việt Nam Cộng hòa vào thế nguy hiểm.

Richard Nixon: Nó (Việt Nam Cộng hòa) phải tự chống đỡ thôi... Nếu nó chết thì cứ để cho nó chết...

TT Nguyễn Văn Thiệu có ý kiến khác biệt với chính phủ Mỹ về văn bản chính thức của Hiệp định Paris, thực tế sau này cho thấy nhận thức của ông về sự thất bại có thể xảy ra cho Việt Nam Cộng hòa nếu chấp nhận văn bản đó là đúng đắn. (Cuối cùng, dưới áp lực của Mỹ, chính phủ của Việt Nam Cộng hòa đã bị buộc ký vào hiệp định Paris). Ông là vị nguyên thủ quốc gia có thái độ cứng rắn với Cộng sản với Lập trường bốn không: không chấp nhận, không thương lượng, không liên hiệp và không nhượng đất cho Cộng sản.

Bây giờ là năm thứ 44 sau ngày VNCH sụp đổ... một diễn biến mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nhìn thấy trước từ khi có Hòa đàm Paris.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.