Hôm nay,  

Nợ Công Thê Thảm

22/10/201700:00:00(Xem: 4507)
Nợ Công Thê Thảm
Xuân Niệm
 

Nợ công của Việt Nam tơi đâu rồi? Có phải cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giáng những cú đấm sắt nghìn tỷ nợ công vào ngân sách nhà nước? Hay phải chăng đương nhiệm Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đang ôm tiền sang cống nộp đàn anh Phương Bắc để trả nợ công cho hàng loạt dự án mới làm đã hỏng?

Báo Đất Việt nhắc lới một quan chức hồi cuối năm 2016: liên quan đến nỗi lo về nợ của Việt Nam, dù có cách tính nợ công khác thông lệ thế giới, nhưng “nợ công của Việt Nam đã tăng 15 lần trong 15 năm qua”, Bộ trưởng Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng thừa nhận trong một phát biểu hồi tháng 11/2016.

Nợ công của Việt Nam đã lên đến 94,8 tỷ USD, tương đương 64,73% GDP và đã tiến sát tới mức trần cho phép là 65% GDP, số liệu của Bộ Tài chính tính đến cuối năm 2016.

Nợ công của Việt Nam có thể đã lên tới hơn 200% GDP, đã vượt quá chỉ tiêu an toàn nợ là 65% GDP, nếu tính đầy đủ theo thông lệ quốc tế, bao gồm nợ của ngân hàng trung ương và các đơn vị công lập khác.

Báo Tiền Phong ghi nhận rằng thế hệ tương lai của dân tộc chạy trời không thoát nổi những “cú đấm nợ công” từ các quan chức hiện nay: Nợ công cao sẽ tác động từng người dân.

Đó là cảnh báo của các chuyên gia về nợ công Việt Nam hiện nay được đưa ra tại Hội thảo Quản lý nợ công ở Việt Nam, do tổ chức Oxfam tổ chức sáng 18/10.

TS Lê Đăng Doanh cho rằng, nợ công cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới từng người dân. Vì để có tiền trả nợ, nhà nước phải: Tăng thuế để tăng nguồn thu; Cắt giảm các khoản đầu tư cho phúc lợi xã hội, như giảm trợ cấp cho giáo dục, y tế, khiến người dân phải trực tiếp trả những khoản này cao hơn; Giảm đầu tư công khiến tăng trưởng chậm lại. Từ đó, dẫn tới kinh tế vĩ mô bất ổn, doanh nghiệp khó khăn thất nghiệp và bất bình đẳng xã hội gia tăng…

Ngoài ra, theo ông Doanh, dù không tính nợ của doanh nghiệp nhà nước là nợ công, nhưng khi doanh nghiệp mất khả năng trả nợ, nhà nước vẫn phải đứng ra gánh thay. Thực tế, nhà nước đã phải trả nợ thay Vinashin, hay việc mua lại các ngân hàng 0 đồng và phát hành trái phiếu để duy trì hoạt động ngân hàng…

Bản tin TP cũng ghi rằng TS Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính) đưa ra con số, ước tính đến hết năm 2016, nợ công của Việt Nam khoảng 64,73% GDP, sát ngưỡng nợ công được Quốc hội cho phép (65% GDP). Theo đó, tỷ lệ nợ công đã tăng rất nhanh những năm gần đây, giai đoạn 2011-2016, nợ công tăng trung bình 18,4%, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. “Có một số tác giả khác tính nợ công đã vượt trần cho phép, nếu thêm các khoản vay nhà nước có thể phải trả thay nếu xảy ra rủi ro”, ông Cường nói.

Về mức độ an toàn của nợ công, ông Cường cho rằng, hiện chưa có chỉ tiêu nào để đánh giá mức độ rủi ro, hay tại sao trần nợ công là 65% GDP. Tuy vậy, ông Cường tỏ ra lo ngại khi Việt Nam vay nợ nhiều vào lúc dân số còn trẻ, có thể lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất. Điều này đang đi ngược xu thế của thế giới, khi các nước chỉ vay nợ nhiều khi cơ cấu dân số già, khả năng lao động suy giảm. “Chúng ta đang trẻ đã ăn chơi, khi dân số già sẽ không còn dư địa để vay thêm nữa”, ông Cường ví von. Do ngân sách cân đối trả nợ không đủ, nên phải thực hiện kỹ thuật đảo nợ, vay nợ mới trả nợ cũ (năm 2014 vay đảo nợ gần 80.000 tỷ đồng, năm 2015 trên 130.000 tỷ đồng).

Báo Nhịp Cầu Đầu Tư hôm 18/10/2017 ghi nhận: Nợ World Bank của Việt Nam tăng 11,5 lần...

Nếu như năm 2001, Việt Nam vay World Bank khoảng 23.900 tỷ đồng thì tới năm 2015 đã là hơn 274.000 tỷ đồng, tức là gấp khoảng 11,5 lần. Tương tự, với Ngân hàng Phát triển châu Á, nợ của Chính phủ với nhà tài trợ này đã tăng hơn 20 lần trong quãng thời gian trên (từ 7.500 tỷ đồng lên hơn 151.000 tỷ đồng).

World Bank định nghĩa nợ công không chỉ là nợ chính phủ, nợ chính quyền địa phương, nợ chính phủ bảo lãnh mà còn bao gồm nợ ở ngân hàng trung ương, các tổ chức công lập, các doanh nghiệp nhà nước và đặc biệt là các khoản chính phủ đã cam kết chi trả như lương hưu, bảo hiểm.

Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) cho rằng, tăng trưởng kinh tế sẽ giảm 4% khi nợ công vượt ngưỡng 90% GDP. Khủng hoảng nợ công đầu năm 2010 là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp, tăng tỷ lệ đói nghèo ở nước này.

Ngắn gọn: quan chức Ba Đình xài táo bạo, để nợ cho con cháu tương lai.

Nhưng con cháu quan chức Ba Đình đã rủ nhau sang Mỹ, Úc... chỉ còn con cháu dân nghèo ở lại gánh nợ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.