Hôm nay,  

Câu Nói của Ông Thiệu

04/04/201700:00:00(Xem: 11473)
Người để lại cho đời câu nói nổi tiếng nhất thế kỷ 20 là cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Đó là câu nói: “Đừng nghe những gì Cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm.” Câu nói này đúng muôn đời vậy.

Trong tuần này là sinh nhật Ông Thiệu, chính xác là Thứ Tư ngày 5 tháng 4. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 5 tháng 4 năm 1923 tại Phan Rang, Tháp Chàm.

Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng là người có công lớn trong cuộc đảo chánh, lật đổ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Theo thông tin tóm lược từ Tự Điển Bách Khoa Mở, ông Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001) nguyên là một vị tướng lĩnh trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, mang cấp bậc Trung tướng. Sau ông tham chính làm Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia Việt Nam Cộng hòa thời kỳ 1965-1967 và Tổng thống Việt Nam Cộng hòa thời kỳ 1967-1975.

Ông sinh ngày 5 tháng 4 năm 1923 tại Phan Rang, Tháp Chàm, rửa tội theo Công giáo với tên thánh là Martino. Ông là con út trong gia đình có bảy người con (năm trai, hai gái) nên lúc nhỏ được gọi là cậu Tám. Ông có hai người anh: Nguyễn Văn Hiếu (hơn ông Thiệu 16 tuổi) và Nguyễn Văn Kiểu. Nguyễn Văn Hiếu thời Đệ nhị Cộng hòa được bổ làm đại sứ ở Ý còn Nguyễn Văn Kiểu làm đại sứ ở Đài Loan.

Khi đi học ông lấy ngày sinh là ngày 24 tháng 12 năm 1924. Học hết lớp Đệ tứ ở quê nhà ông lên Sài Gòn để học nghề ở Trường Kỹ thuật Đỗ Hữu Vị(sau đổi là Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng).[cần dẫn nguồn] Sau đó, ông được người anh cả Nguyễn Văn Hiếu giúp đưa vào học trong một trường dòng Công giáo của Pháp là Pellerin tại Huế. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông hoàn thành khóa học và quay trở về nhà. Trong ba năm Nhật Bản chiếm đóng, ông làm nông cùng với gia đình. Quan điểm của ông về chủ nghĩa dân tộc ngày càng gia tăng cùng với sự bại trận của Nhật Bản và sự quay lại của quân đội Pháp ở Đông Dương.

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945, ông tham gia lực lượng Việt Minh do Hồ Chí Minh đứng đầu. Ông cùng các đồng chí được huấn luyện quân sự trong rừng dùng gậy tre vì họ không có súng. Năng lực quản lý của ông sớm được công nhận, sau đó được bổ nhiệm trở thành một người đứng đầu Huyện. Nhưng sau chưa đến một năm, ông bắt đầu thất vọng, "Tôi biết rằng Việt Minh là cộng sản", ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn, và nói thêm: "Họ bắn người dân, họ lật đổ các ủy ban xã, họ tịch thu đất đai". Ông bí mật vào Sài Gòn, rồi với sự giúp đỡ của anh là Nguyễn Văn Hiếu, ông được nhận vào học Trường Hàng hải (1946-1947). Sau hai năm, ông được mang cấp sĩ quan, nhưng từ chối làm việc trên một con tàu khi biết được chủ người Pháp sẽ trả lương cho ông thấp hơn lương của sĩ quan Pháp.


Từ đó ông bỏ hẳn ý định theo nghiệp hàng hải và nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 43/300.661, ghi danh khóa đầu tiên khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1948 (Khoá Bảo Đại, sau đổi tên thành Khoá Phan Bội Châu) tại Trường Võ Bị Huế, tiền thân của Trường Võ bị Đà Lạt...

Năm 1963, ông tham gia lực lượng đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Sau đảo chính, ông được thăng Thiếu tướng Uỷ viên Hội đồng Quân nhân Cách mạng...

Năm 1967, ông được bầu làm Tổng thống, tuyên bố thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam, với 34,8% số phiếu. Ông giữ chức này cho đến khi chính thể Đệ nhị Cộng hòa sắp sụp đổ vào cuối tháng 4 năm 1975.

Đêm 25 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam. Để cho việc ra đi danh chính ngôn thuận, Trần Văn Hương ký quyết định cử Nguyễn Văn Thiệu là đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch (dù thực ra Tưởng Giới Thạch đã chết từ trước đó 3 tuần)...

Ông Thiệu qua đời vào ngày 29 tháng 9 năm 2001 tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess Medical Center tại Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ, sau khi đột quỵ tại nhà, thọ 78 tuổi. Ông được chôn cất tại Boston.

Tướng Cao Văn Viên, trong một cuộc phỏng vấn lúc cuối đời, đã có một số nhận xét về Nguyễn Văn Thiệu cũng như so sánh giữa Nguyễn Văn Thiệu và Ngô Đình Diệm[cần dẫn nguồn]: "Mỗi người độc tài theo cách riêng. Tổng thống Diệm cai trị nước như một quan lại của thời quân chủ, ông bẩm sinh chống cộng, tự ban cho mình 'thiên mạng' cứu nước.Tổng thống Diệm tự hào về dân tộc, tự đại về gia đình, thích độc thoại, không chấp nhận dễ dàng sự chỉ trích. Ông chủ trương 'tiết trực tâm hư' nhưng bị ảnh hưởng nặng của gia đình. Còn ông Thiệu thì theo đường lối 'độc tài trong dân chủ, bên trong chi phối cả hai ngành lập pháp và tư pháp. Bàn tay sắt trong đôi găng nhung...”

Lịch sử trôi qua đi, nhưng những câu nói của ông Thiệu vẫn ở lại với lịch sử:

-- Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm!

-- Sống mà không có tự do là chết.

-- Đất nước còn, còn tất cả, đất nước mất, mất tất cả.

Tới tận bây giờ, những câu nói này cho thấy đúng vô cùng tận.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.