Hôm nay,  

Đại Học CCC

12/17/201500:00:00(View: 5332)

Đại Học CCC là Đại Học Của Các Cụ... Dân mình có câu thường nói, khi bàn vê chủ nghĩa lý lịch bằng 5 chữ C: "Con cháu các cụ cả, các cụ cứ chiếu cố..."... Cụ là cụ Ba Đình.

Nghĩa là, tìm việc làm, xin vào trường, quan hệ thăng quan tiến chức, nâng lương, cất nhắc... đều nhờ các cụ nâng đỡ.

Tuy nhiên, theo chiều ngược lại, khi các cụ sắp về hưu, con cháu liền mời đi du lịch quốc tế... bằng tiền ngân sách, xem như ân đền, nghĩa trả...

Và đối với lãnh đạo cấp cao hơn nữa, một đại học mời các cụ vào để làm bình bông chưng diện, để hù dọa các điạ phương, để lấy tên cho oai nhằm xin tiền dự án, và gì gì nữa có trời mà biết.

Bản tin trên Infonet có nêu rõ quan hệ CC đó:

Trả lời PV Infonet ngày 11/12, bài "“Hơn 100 nguyên lãnh đạo cấp cao đang công tác tại ĐH Kinh doanh & Công nghệ”", TS Nguyễn Kim Sơn - Chánh văn phòng nhà trường cho biết: “Trường Đại Học Kinh doanh và Công nghệ vào thời điểm này có 1.130 giảng viên cơ hữu, trong đó có 150 giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ và 550 thạc sỹ”.

Nhà báo Bùi Hoàng Tám trên tờ Dân Trí nêu lên ngờ vực về khả năng đào tạo của các cụ:

“...Ngoài một bác Phó thủ tướng gần 90 tuổi, nhà trường còn “sở hữu” nhiều vị nguyên chức sắc khác với học hàm, học vị cao chót vót và chức tước thì cấp nguyên vụ trưởng là chuyện nhỏ.

Vẫn theo lời TS Nguyên Kim Sơn: “Trong đó có hơn 100 cán bộ nguyên là lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước và giám đốc các trường, các Tổng công ty Nhà nước… đang tham gia giảng dạy, quản lý ở trường”.

Tuyệt vời! Song, đáng lẽ với đội ngũ “thầy đồ già” danh giá như thế, Trường Đại học Kinh Doanh & Công nghệ phải là một cái lò khổng lồ, đào tạo nhân tài cho đất nước.

Thế mà tiếc thay, chẳng hiểu sao cho đến nay nó vẫn là hình bóng… lu mờ trên “thị trường chữ nghĩa”. Tức là dù thành lập đã lâu (1996), nhưng đến nay hình như nó “im hơi, lặng tiếng”, chẳng có gì nổi trội khiến người ta phải biết đến...”(ngưng trích)

Tại sao như thế? Có phải vì văn bằng các quan dỏm? Hay các quan chỉ ngồi thôi, không dạy gì? Khi các giáo sư quôc tế tới thăm trường, có quan chức nào giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp ra nói chuyện không?


Trong phần ý kiến độc giả, cuối bản tin Dân Trí, thấy có một số ý như sau (xin miễn ghi nick), trích:

-- Tuổi 70 trở lên, một bộ phận không nhỏ trong hàng ngũ các cụ ăn rồi lại nói là: từ hôm qua đến giờ nó chả cho tao ăn cái gì..., Thế mà còn đòi giảng dạy Công nghệ, Toán, Tin, Y, Dược..., Kính phục, Kính phục,... phục...

-- Sau bài này chắc chú Tám bị "cho về vườn " quá. Chú mắc tội phạm thượng rồi đó chú ơi.

-- Ông ngoại tôi năm nay 87 tuổi, nguyên là Bí thư tỉnh ủy một tỉnh cảng biển có vị trí thứ 5 toàn quốc. Trước khi về hưu ông thành lập một trường THPT Dân lập và trở thành một trường điểm của tỉnh và thế là năm 70 tuổi ông được nhà trường cấp cho một cái bằng "Tiến sỹ Danh dự" trong khi trình độ của ông tôi chưa hết cấp 2 vì ông tôi đi kháng chiến từ lúc 14 tuổi.

-- Thực ra, khi xem danh sách "Các cụ" Giáo sư của trường ĐH Kinh-Công tôi thấy đều ở độ tuổi "Cổ lai hy", tức là gồm các cụ đã về hưu. Mà đã về hưu là "chân yếu, tay mềm, thở không ra hơi, tai nghễnh ngãng, chưa kể cái huyết áp, tim mạch nó rình rập mời các cụ "đi". Hơn nữa, kiến thức của Thế giới đổi mới từng ngày, làm sao "các cụ" tiếp thu và đủ sức đứng lớp, dù có giảng "qua loa" cho gần trăm học sinh của 1 lớp. Cho nên suy ra là các cụ cho thuê cái danh của mình để trường Kinh - Công "có tiếng" giáo sư cao cấp giảng!. Tôi có ông anh là bác sĩ, năm nay cũng xấp xỉ 75-76, có đứng tên cho một bệnh viên tư nhân, nhưng cũng chỉ "đứng” chứ không khám chữa. Từ đây suy ra đội ngũ "Giáo sư" của trường ĐH Kinh - Công!!!. Mà cũng không hiểu tại sao, Nhà nước quy định số lượng giáo sư của các trường ĐH nhưng không quy định về độ tuổi nhỉ?.

-- Tôi đang công tác ở trại heo và hy vọng rằng Trường Kinh & Kong sớm mở ngành Y- Dược để có nguồn Bác sỹ dồi dào, giá rẻ để tôi có thể thuê về hoạn lợn.

-- Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, vì sợ "Cửa quyền" nên mới cấp phép!. Đúng là "Thoáng"!

-- Không thể phổ biến cái kinh nghiệm đã làm đất nước chậm phát triển cho thế hệ mới được.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bản tin báo Thanh Niên ghi rằng vào sáng ngày 15.2-2019, khi trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.SG, thông tin cấu trúc đề thi bài kiểm tra năng lực năm nay sẽ giống với năm 2018. Theo đó, bài thi sẽ gồm 100 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 75 phút trên giấy, thang điểm 30.
Ngày Lễ Tình Nhân tưng bừng khắp các nhà nghỉ... Có phải các cặp tình nhân rủ nhau vào nhà nghỉ để mời nhau uống trà và ngâm thơ? Bởi vậy, mới có nhiều thai nhi bị khước từ vì ba mẹ lỡ lầm.
Vậy là xóa bỏ quy định nữ sinh viên thi vào sư phạm cần chiều cao ít nhất 1,50 m trở lên... Vậy là, các cô thấp hơn vẫn có quyền xin thi tuyển sư phạm.
Tưng bừng đi chùa... Ngôi chùa được nói sẽ là ngôi chùa lớn nhất thế giới... Báo Dân Trí kể: Hàng nghìn người đổ về ngôi chùa chưa xây xong ở Hà Nam... Tuy công trình chưa được xây dựng xong, công trường còn ngổn ngang nhưng người dân vẫn ùn ùn kéo về chùa Tam Chúc huộc huyện Kim Bảng (Hà Nam) để thăm quan, du xuân.
Vậy là xóa lằn ranh Nam-Bắc, trước và sau 1975, nhạc đỏ và nhạc vàng… trong tương lai gần.
Tết vui tưng bừng... tuy nhiên, có rất nhiều màn đi quá đà, như nhậu, hát, kẹt xe, tai nạn xe... Bản tin TTXVN kể: Ngày 10/2 (tức mùng 6 Tết), dòng người từ các tỉnh miền Tây, miền Trung bắt đầu trở lại TP SG để làm việc và học tập khiến các tuyến đường vào cửa ngõ thành phố kẹt xe nghiêm trọng.
Nghề lái taxi đầy gian nan... trong thời đại công nghệ tiện lợi. Báo Dân Trí kể: Lãi “bốc hơi” hơn một nửa, Vinasun tiếp tục giảm trên 350 nhân viên năm 2018.
Trong khi các tiệm tạp hóa, chợ búa, siêu thị mở cửa sớm ngày xuân... nhiều người dân vẫn còn tưng bừng du lịch...
Vậy là tròn 230 năm Vua Quang Trung dẫn quân Tây Sơn đánh tan giặc phương Bắc.
Vẫn còn Tết... nhiều lễ hội vẫn còn tưng bừng, nhưng các siêu thị đã mở cửa trở lại ngày mùng 2 Tết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.