Hôm nay,  

Độc Chiêu Phá Nát Đô Thị

10/7/201500:00:00(View: 3709)

Hóa ra tham nhũng có độc chiêu. Cũng là nhờ các quan tham nhũng.

Bái viết tựa đề “Các thành phố Việt Nam còn bị phá nát đến bao giờ?” của tác giả Nguyễn Đình Ấm trên mạng Bauxite VN kể chuyện tham nhũng mà an toàn, trích:

“Vừa qua VTV1 và hàng loạt cơ quan truyền thông của đảng CS đưa tin: Nguyên nhân nhà 8b Lê Trực cao hơn 16 m, rộng hơn 6.000 m2 so với giấy phép là do cơ quan chức năng phường, quận “không xử lý kiên quyết, dứt điểm”.

Tôi cam đoan nếu giở lại ngàn, vạn, chục vạn… hồ sơ xây dựng không phép, sai phép ở Hà Nội cũng như các thành phố ở Việt Nam (có lẽ trừ Đà Nẵng thời ông Nguyễn Bá Thanh lãnh đạo) thì hầu hết có hiện tượng này. Tức các công trình không / sai phép đều bị phạt thậm chí ra lệnh ngừng thi công nhiều lần nhưng cuối cùng công trình vẫn hoàn thành, tồn tại. Hiện tượng này được gọi là cách quản lý đô thị “phạt cho tồn tại” của thời đại tham nhũng là “quốc sách” đã diễn ra từ nhiều chục năm nay.

Theo quan sát và phản ánh của nhân dân, những người hoàn thành trót lọt một ngôi nhà, cái cổng, cái hố xí… không, sai phép là như thế này: Bước đầu chủ đầu tư lén gặp “cơ quan chức năng” hoặc người môi giới thỏa thuận cách thức tiến hành, giá cả (từ vài triệu, chục triệu, trăm triệu, vài tỷ… tùy quy mô công trình) để xây công trình. Khi đã thỏa thuận, trao tiền xong, gia chủ cứ việc xây. Khi công việc xây móng đang tiến hành thì cơ quan chức năng “phát hiện” sốt sắng đến lập biên bản, phạt vài trăm ngàn, vài triệu đồng (tùy công trình lớn, nhỏ) đúng quy định có hóa đơn đỏ hẳn hoi. Sau khi “chức năng” ra về chủ đầu tư vẫn tiến hành xây như không có chuyện gì xảy ra. Khi công trình xây lên một hai tầng thì “chức năng” lại “ập đến” lập biên bản dừng thi công lần nữa nhưng gia chủ vẫn cứ tiến hành công việc. Với công trình lớn hàng chục tầng thì “chức năng” kiểm tra, phạt chiếu lệ vài lần, có khi cả chục lần. Theo phản ánh của những người xây nhà không, sai phép xin dấu tên thì những năm 2012 đến nay ở các quận nội thành Hà Nội xây một nhà sàn rộng 60-70 m2, ba tầng trên đất hợp pháp nhưng chưa có sổ đỏ thì giá “trọn gói” không hóa đơn là 150 triệu đ. Đất lấn chiếm, lưu không 300-400 triệu đ. Cũng có những trường hợp “chức năng” thu theo tầng. Trừ phần móng “nặng đô” 100-150 triệu đ sau đó cứ mỗi tầng thu 50 triệu đ (không hóa đơn)… Điều này giải thích tại sao ở nhiều nơi nhất là ở khu tập thể của cán bộ nhân viên ngành hàng không Việt Nam khu vực sân bay Gia Lâm, Tân Sơn Nhất (chắc chắn nhiều nơi khác cũng như vậy)… phần lớn xây nhà từ khi không có sổ đỏ (tức không được cấp phép xây nhà kiên cố cao tầng) nhưng nay hầu hết nhà cửa nguy nga, bệ vệ, ung dung là như vậy.

Đây là kịch bản lý tưởng để tham nhũng hoành hành, vớ bẫm mà vẫn an toàn gần như 100%...”(ngưng trích)

Bài viết còn dài, có thể đọc ở đây:
http://boxitvn.blogspot.com/2015/10/cac-thanh-pho-viet-nam-con-bi-pha-nat.html

Hóa ra, tham nhũng kiểu gì cũng có giá trọn gói.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hãy hình dung rằng có một hội nghị về văn hóa, và đề xuất đỗi tên thành phố Hô Chí Minh trở về tên Thành phô Sài Gòn. Hãy hình dung như thế đi.
Ông bà mình có câu “Con vua thì lại làm vua...” để chỉ cho thời phong kiến. khi vua quan truyền ngôi thế hệ này sang thế hệ con cháu.
Chôm đồ có vẻ như là chuyện bình thường ở các sân bay. Có phải vì nhân viên trong ngành hàng không và phi cảng có tính xấu khác người?
Nhưng ngày mai, ngày mai... ngày mai rồi ngày mai. Ông bán kẹo bắt bọn trẻ phải trả tiền mới trao kẹo cho. Vì ngày mai là một ngày không bao giờ có.
“Không đâu như Việt Nam, người vay có tính "xù nợ" rất cao… Người vay ở Việt Nam khác thế giới, có xu hướng xù nợ, tâm lý xù nợ rất cao. Rất nhiều con nợ lấy lý do đi chữa bệnh, khóa cửa thế là đành chịu…”
Người viết những dòng thơ trên là Quang Dũng -- một nhà thơ nổi tiếng trong thời kháng chiến chống Pháp nhưng không bao giờ được Việt Minh trọng dụng vì ông nguyên là theo Đảng Đại Việt.
Báo Tuổi Trẻ hôm 4-10-2015 có bản tin “Doanh nhân Việt ám ảnh nạn phong bì” -- cho thấy rằng doanh nghiệp VN bị cán bộ hút máu tới kiệt lực...
Trà còn gọi là chè, theo thói quen người Bắc. Chữ trà là tiếng Sài Gòn, nghe như tiếng khà sau khi nhấp một hớp trà ngon.
Đó là Chùa Trăm Gian ở Hà Nội, một di tích quốc gia. Bây giờ không còn là ngôi Chùa Trăm Gian của lịch sử xa xưa. Lỗi của ai?
Làm thế nào một phụ nữ tự chứng minh bị hiếp dâm? Hãy hỏi tất cả các phụ nữ trên đời này, xem làm sao có thể chứng minh là bị hiếp dâm?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.