Hôm nay,  

Đời Công Nhân Buồn

25/08/201500:00:00(Xem: 3416)

Thiên đường xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nông vẫn là nơi giai cấp thê thảm nhất lại là công nhân.

Trong khi báo Lao Động kể chuyện vì lương quá thấp, công nhân thấy khó gắn bó với nghề, báo Người Lao Động rọi sáng cái nhìn về lương tôi thiểu của công nhân.

Báo Lao Động ghi nhận:

“Do thu nhập thấp, không thể mua được nhà, cuộc sống bấp bênh, phải sống xa con, rất nhiều công nhân (CN) không muốn gắn bó cả đời với công việc đang làm. Làm một thời gian để có tiền sinh sống qua ngày, rồi sau đó đi làm công việc khác hoặc về quê là một lựa chọn của không ít CN...

Phạm Thị H mới từ huyện Cẩm Thủy (tỉnh Thanh Hóa) ra Bắc Ninh làm CN mới được 1 tháng nay. Học xong THPT, H có quãng thời gian 2 năm ở nhà phụ giúp bán hàng cho bố mẹ, sau đó theo người chị họ ra Bắc Ninh. Người chị họ này đã làm CN nhiều năm nay. Thu nhập 5 triệu đồng/tháng, những tưởng H sẽ lập nghiệp tại nơi mới, nhưng khi được hỏi sẽ làm lâu dài không, cô gái năm nay mới 21 tuổi này trả lời không chút đắn đo: “Tôi làm ở đây vài tháng để lấy chút tiền thôi, sau đó sẽ vay tiền để đi xuất khẩu lao động”. Lý do, H cho biết bởi làm CN lương thấp, được đồng nào tiêu hết đồng đấy, phải đi xuất khẩu lao động mới có thể có tiền lo cho cuộc sống sau này. Không chỉ người mới làm, chúng tôi đã gặp nhiều CN đã đi làm nhiều năm nhưng cũng “nhấp nhổm” về quê bất kỳ lúc nào.

Chỉ vào căn phòng trọ tuềnh toàng thuê cùng bạn tại thôn Roi Sóc, xã Phù Chẩn, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh), chị Hoàng Thị X - CN Cty Foster - giải thích: “Do nghĩ làm CN chỉ là tạm thời, có thể về quê bất cứ lúc nào, nên chúng tôi gần như không sắm đồ đạc gì cả. Không tivi, tủ lạnh, chỉ có chiếc quạt. Nếu sắm nhiều đồ, khi chuyển nhà sẽ khổ lắm. Mà nói thật, suốt mấy năm làm CN cũng chả tích luỹ được mấy, vì còn phải gửi tiền về quê nuôi con”...”(ngưng trích)

Trong khi đó, báo Người Lao Động kêu gọi “Hãy vì đời sống công nhân!” trong đó cho biết, lương tối thiểu hằng năm tăng nhỏ giọt khiến công nhân sống hết sức chật vật.

Bản tin Người Lao Động kể rằng trường hợp chị Trần Thị Hoa, CN Công ty Prokingtex (quận Bình Tân, TP SG), cho biết với CN ngoại tỉnh, tăng được đồng nào thì quý đồng đó. “Mức đề xuất 16,8% của Tổng LĐLĐ Việt Nam theo tôi là hợp lý. Với mức ấy, mỗi CN được tăng thêm khoảng 500.000 đồng; sau khi trừ bảo hiểm các loại và bù cho các khoản tăng theo lương như tiền nhà trọ, điện, nước, thực phẩm..., số tiền còn lại chúng tôi có thể mua được 1 hộp sữa cho con” - chị Hoa bày tỏ.

Nhưng, khi tăng lương công nhân, doanh nghiệp sẽ lo hơn.

Bản tin NLĐ ghi lời giám đốc một doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài tại KCN Bình Chiểu (quận Thủ Đức, TP SG) không ngần ngại nói: “Mức tăng phải tính đến sức chịu đựng của DN song quan trọng hơn là phải thực chất, bảo đảm điều kiện sống tối thiểu của người lao động (NLĐ); chí ít cũng giúp cải thiện phần nào cuộc sống của họ”....

Nhưng điểm nhức nhối trong tình hình hiện nay là: nếu không tăng lương, không lê cứ buộc công nhân thê thảm hoài sao...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.