Hôm nay,  

Vẽ Lại Tranh Danh Họa

08/07/200000:00:00(Xem: 6187)
Bạn,
Sài Gòn được giới sưu tầm tranh ghi vào bản đồ “đường đi của các bức tranh giả từ năm 1993, khi một nhà buôn tranh Mỹ Latinh cộng tác với 2 cơ sở buôn bán tranh đến Sài Gòn thăm dò thị trường. Theo báo Tuổi Trẻ, khi đang bước trên đường Tự Do (CSVN đổi tên thành đường Đồng Khởi), nhà buôn tranh này chợt giật mình khi thấy trước mắt mình cơ man là tác phẩm của nhà danh họa Fermando Botero, trường phái tân hiện thực người Columbia, những bức họa theo đúng kích cỡ 20 x 25 cm, và không chỉ Botero mà còn tác phẩm của nhiều nhà danh họa khác nữa. Lúc đó, một nhóm thợ khoảng 8-10 người đang ngồi sao chép những bức hình 20 x 25 cm trong những cuốn catalogue mà theo ông hiệu quả của những bức tranh sao chép đó có thể lừa được khối người.
Cũng theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ, người chủ tiệm tự hào giới thiệu rằng các bức tranh sao này có thể bán được tới 500-600 đô. Người chủ này còn cho biết thêm là ba bức sắp được hoàn tất đã được một người Ý đặt hàng và người này đã đặt ở tiệm ông ta 30 bức rồi! Không khỏi toát mồ hôi hột khi nghe đến đây, người khách du lịch xin phép chụp hình vì “quá ngưỡng mộ nhà danh họa”. Tất cả các phim slide ông thu thập được trong chuyến đi đó được chuyển về cho các đồng nghiệp về tranh Mỹ Latin ở Sotheby’s và Christie’s nghiên cứu. Và kể từ đó địa danh thành phố Sài Gòn đã được chấm trên bản đồ đi của các bức tranh giả.
Tiếp xúc với phóng viên báo Tuổi Trẻ, anh N.Đ, một lão làng trong nghề sao chép, cho biết tranh của Botero là một trong những loại được khách hàng ưa chuộng và sao chép rất nhiều trong các năm qua đến tận hôm nay. Để thực hiện một bức tranh sao như thế mất hai tuần, nếu làm kỹ thì mất một tháng và tiền công tùy kích thước. Sau khi được biết về vụ kiện cáo ở New York liên quan tới bức tranh của nhà danh họa Botero, anh N.Đ nói vấn đề bản quyền là mối quan tâm hàng đầu hiện nay với những người làm ăn chân chính như anh. Anh có đi tìm và xin được một bản copy qui chế hoạt động triển lãm mỹ thuật và gallery mới được ban hành. Theo anh, trong đó vẫn còn nhiều vấn đề bất cập.

Báo Tuổi Trẻ nhắc đến điều khoản về hoạt động gallery ở VN có ghi: “Bản sao chép phải có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn tác phẩm gốc từ 3 cm trở lên, phải giữ đúng hình thức, nội dung như tác phẩm gốc, phải có chữ ký của người sao chép dưới chữ ký tác giả.” Theo anh N.Đ, thật ra, việc lớn hay nhỏ hơn từ 3 cm trở lên không giúp người ta phân biệt được tranh thật và giả đối với những tranh nằm trong sưu tập tư nhân chưa công bố ra công chúng, vì một khi có trường hợp cố ý làm giả, thì bức lớn hơn hay bức nhỏ hơn là bức thật. Rồi trong trường hợp khách hàng chỉ đưa ra một bức hình mà không có cơ sở về kích thước của tác phẩm gốc để căn cứ vào đó mà chép thì làm thế nào" Ngoài ra việc ký tên như quy định trên thì đối với trường hợp cố ý làm giả, khi mua về thì họ xóa đi chữ ký của người sao chép là xong.
Bạn,
Cũng theo lời anh Đ nói với phóng viên báo Tuổi Trẻ, trong khoảng 10 năm trở lại đây, đã có tới cả ngàn người VN chơi tranh chép, chủ yếu là chép từ tranh của các họa sĩ nước ngoài nổi tiếng. Việc chơi tranh chép này có ý nghĩa tích cực hơn là tiêu cực. Nó giúp phổ cập kiến thức căn bản về mỹ thuật đến công chúng, giúp người chơi tranh nâng dần khả năng thưởng thức của mình lên và trong tương lai khi có điều kiện người ta sẽ chơi tranh gốc. Tranh sao chép và tranh giả là hai phạm trù khác nhau. Đó là ý kiến của một lão làng trong nghề chép tranh, còn với giới buôn tranh quốc tế thì Sài Gòn đã có trong bản đồ lộ trình tranh giả!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.