Hôm nay,  

Dạy Và Học Tiếng Anh

2/8/201500:00:00(View: 4706)
Có một nan đề khi dạy và học tiếng Anh là: làm sao phát âm cho đúng.

Bởi vì, nhiều năm qua thầy cô dạy Anh văn vẫn bị than phiền là phát âm Anh ngữ không đúng --  do vậy, nói ra thì ngoài kiều không hiểu, và rồi khi giao tiếp cũng không hiểu ngoaị kiều nói cái gì. Thế là, phải quơ tay, quơ chân làm ngôn ngữ phụ.

Nhức đầu nữa là có trường hợp, học trò nhờ xem phim Anh ngữ và tự học YouTube nhiều, nên phát âm đúng hơn thầy cô giáo... và từ đây, những cảm xúc bất toàn khởi lên, gây căng thẳng cho lớp học.

Điểm làm phiền toái nữa là, tiếng Anh khi phát âm theo giọng Mỹ thì khác, gịong Australia lại khác, giọng Anh quôc lại khác -- dĩ nhiên, khỏi nói tới tiếng Anh giọng Hong Kong hay giọng Singapore.

Chỉ cần đối chiếu cũng nhức đầu: giả sử, một em học trò ở Rạch Giá, nghe ông thầy nói giọng Nghệ An, Hà Tĩnh... là cũng khó nghe rồi, dù là tiếng Việt thuần túy.

Huống gì là, còn nghe nói là tiếng Mỹ, cũng có giọng New York khác với giọng Los Angeles ở California, cũng khác với giọng Houston ở Texas...

Báo Thanh Niên hôm 5-2-2015 kể chuyện “Dạy tiếng Anh nhưng nói tiếng Việt nhiều hơn.”

Thực tế, chuyện đó là bình thường ở ngaà xưa và nay ở xứ mình. Thời mình học Anh văn ở trường Ziên Hồng cũng thế. Đơn giả vì thời đó, không có phương tiện Internet, truyền hình hay radio tiếng Anh dùng trong giờ học.

Ngay cả lúc đó, về nhà, muốn học them6 là mở sách ra tự học thôi.

Thời naỳ văn minh hơn, dĩ nhiên cần cải tiến.

Bản tin Thanh Niên ghi về một buổi tọa đàm giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh do ĐH Quốc gia TP.SG tổ chức sáng 4.2, nhiều đại biểu nêu rất thật thực trạng giảng dạy tiếng Anh tăng cường trong các trường ĐH hiện nay.

Bản tin viết:

“...Từ kinh nghiệm đứng lớp, thạc sĩ Phạm Tố Mai, giảng viên (GV) khoa Kinh tế đối ngoại Trường ĐH Kinh tế - Luật, cho biết: “Thực tế bài giảng dù được thiết kế bằng tiếng Anh nhưng GV phải sử dụng xen kẽ tiếng Anh và tiếng Việt. Khi giảng, GV phải nhìn mặt sinh viên (SV) để điều chỉnh việc dạy tiếng Anh hay tiếng Việt cho phù hợp bởi trình độ tiếng Anh của SV rất chênh lệch”. Cũng theo thạc sĩ Mai, GV được khuyến khích sử dụng tiếng Anh khi thuyết trình nhưng nếu diễn đạt không được lại chuyển qua tiếng Việt. GV cũng khuyến khích SV báo cáo bằng tiếng Anh nhưng chỉ có khoảng trên 30% SV làm việc này. “Bài thi kiểm tra cuối kỳ bắt buộc sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh, tuy nhiên chúng tôi chỉ ra đề thi dạng bài trắc nghiệm chứ không dám ra tự luận”, thạc sĩ Mai thừa nhận.

Vấn đề giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh rất khó với GV. Số lượng GV có thể dạy bằng tiếng Anh thực sự không nhiều, có những khoa chỉ đếm trên đầu ngón tay...”(ngưng trích)

Xin để góp ý với quý thầy cô và các em học trò rằng, bây giờ có Internet, có thể tự học dễ dàng.

Chương trình học Anh văn có thể vào đài VOA, nếu muốn học theo giọng Mỹ; vào đài BBC nếu muôn đọc giọng Anh; vào đài radio Australia nếu muốn nghe giọng Úc.

Tât cả cũng đều lên Facebook rồi, một số lên YouTube.

Còn khi tự học, muốn học phát âm từng chữ hay cụm chữ, bạn có thể vào trang:

http://www.howjsay.com /

Thí dụ, bạn nơi đây có thể nghe phát âm chữ “home”, hay cụm chữ “nursing home.” Đó là giọng Mỹ.

Cũng có một trang web khác, cũng dạy phát âm:

http://www.forvo.com /

Riêng trang này có dạy phát âm theo nhiều giọng Mỹ, Anh, Úc, Ireland...

Nếu không có tiếng Anh là kể như mất nhiều cơ hội... Hãy nhớ như thế. Ráng lên, cố sức nhé. Ráng học cho quê nhà mai sau.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vậy là Vũ Nhôm bị Singapore bàn giao về cho Hà Nội... trong khi đất nước loanh quanh chuyện kẹt xe hàng ngày, buôn người quậy phá xã hội và thầy cô cứ mải dạy thêm...
Đất nước sẽ về đâu? Sẽ nghiên về Trung Quôc, hay ngả vê Hoa Kỳ? Trong tình hình Trump co cụm, không chịu gánh vác Biển Đông, có lẽ VN sẽ nghiêng về kết thân với Nhật, Úc, Hàn...?
Dính tới chuyện tiền bạc dễ gây tan nát gia đình… ngay cả bà mẹ cũng có khi trở thành người hại con mình.
Lao động xuất khẩu trở thành nguồn lực kinh tế lớn cho Việt Nam... trong khi các quan chức đục khoét không ngừng, như trường hợp Tập đoàn Than Khoáng sản chỉ trong 5 năm đã sai phạm 15.000 tỷ đồng, tức là bốc hơi 661 triệu đôla Mỹ.
Hôm nay là Thứ Hai, ngày đầu của năm 2018. Trong ngày Tết dương lịch, xin ghi lại mấy vần thơ xuân của thi hào Bùi Giáng.
Hôm nay là ngày cuối năm, Chủ Nhật 31/12/2017... và là những bữa tiệc tưng bừng tiễn đưa năm cũ để đón mừng năm mới.
Vậy là nghỉ Tết... Mới Tết Tây đã thấy nghẹt đường: Người dân đi nghỉ Tết, đường phố Sài Gòn và Hà Nội kẹt cứng.
Hóa ra làm kế toán sai là để trốn thuế... Hóa ra kế toán sai để có cớ tăng giá điện... Hóa ra kế toán sai để móc túi toàn dân. Hóa ra kế toán sai là cướp ngày, cướp ngay giữa chợ...
Bảo kê là chuyện bình thường, xảy ra đều đặn, là sự thực diễn ra trước mắt... nhưng để khám phá là chuyện hy hữu. Vì bảo kê là hai bên cùng có lợi, thiệt hại chỉ là thành phần thúứ ba...
Có phải họ là khủng Bố tính đặt bom xăng trong phi trường Tân Sơn Nhứt? Hay chỉ đơn giản là công an quy chụp, ghép tội, đạo diễn… để lập công?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.