Hôm nay,  

Dạy Và Học Tiếng Anh

08/02/201500:00:00(Xem: 4717)
Có một nan đề khi dạy và học tiếng Anh là: làm sao phát âm cho đúng.

Bởi vì, nhiều năm qua thầy cô dạy Anh văn vẫn bị than phiền là phát âm Anh ngữ không đúng --  do vậy, nói ra thì ngoài kiều không hiểu, và rồi khi giao tiếp cũng không hiểu ngoaị kiều nói cái gì. Thế là, phải quơ tay, quơ chân làm ngôn ngữ phụ.

Nhức đầu nữa là có trường hợp, học trò nhờ xem phim Anh ngữ và tự học YouTube nhiều, nên phát âm đúng hơn thầy cô giáo... và từ đây, những cảm xúc bất toàn khởi lên, gây căng thẳng cho lớp học.

Điểm làm phiền toái nữa là, tiếng Anh khi phát âm theo giọng Mỹ thì khác, gịong Australia lại khác, giọng Anh quôc lại khác -- dĩ nhiên, khỏi nói tới tiếng Anh giọng Hong Kong hay giọng Singapore.

Chỉ cần đối chiếu cũng nhức đầu: giả sử, một em học trò ở Rạch Giá, nghe ông thầy nói giọng Nghệ An, Hà Tĩnh... là cũng khó nghe rồi, dù là tiếng Việt thuần túy.

Huống gì là, còn nghe nói là tiếng Mỹ, cũng có giọng New York khác với giọng Los Angeles ở California, cũng khác với giọng Houston ở Texas...

Báo Thanh Niên hôm 5-2-2015 kể chuyện “Dạy tiếng Anh nhưng nói tiếng Việt nhiều hơn.”

Thực tế, chuyện đó là bình thường ở ngaà xưa và nay ở xứ mình. Thời mình học Anh văn ở trường Ziên Hồng cũng thế. Đơn giả vì thời đó, không có phương tiện Internet, truyền hình hay radio tiếng Anh dùng trong giờ học.

Ngay cả lúc đó, về nhà, muốn học them6 là mở sách ra tự học thôi.

Thời naỳ văn minh hơn, dĩ nhiên cần cải tiến.

Bản tin Thanh Niên ghi về một buổi tọa đàm giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh do ĐH Quốc gia TP.SG tổ chức sáng 4.2, nhiều đại biểu nêu rất thật thực trạng giảng dạy tiếng Anh tăng cường trong các trường ĐH hiện nay.

Bản tin viết:

“...Từ kinh nghiệm đứng lớp, thạc sĩ Phạm Tố Mai, giảng viên (GV) khoa Kinh tế đối ngoại Trường ĐH Kinh tế - Luật, cho biết: “Thực tế bài giảng dù được thiết kế bằng tiếng Anh nhưng GV phải sử dụng xen kẽ tiếng Anh và tiếng Việt. Khi giảng, GV phải nhìn mặt sinh viên (SV) để điều chỉnh việc dạy tiếng Anh hay tiếng Việt cho phù hợp bởi trình độ tiếng Anh của SV rất chênh lệch”. Cũng theo thạc sĩ Mai, GV được khuyến khích sử dụng tiếng Anh khi thuyết trình nhưng nếu diễn đạt không được lại chuyển qua tiếng Việt. GV cũng khuyến khích SV báo cáo bằng tiếng Anh nhưng chỉ có khoảng trên 30% SV làm việc này. “Bài thi kiểm tra cuối kỳ bắt buộc sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh, tuy nhiên chúng tôi chỉ ra đề thi dạng bài trắc nghiệm chứ không dám ra tự luận”, thạc sĩ Mai thừa nhận.

Vấn đề giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh rất khó với GV. Số lượng GV có thể dạy bằng tiếng Anh thực sự không nhiều, có những khoa chỉ đếm trên đầu ngón tay...”(ngưng trích)

Xin để góp ý với quý thầy cô và các em học trò rằng, bây giờ có Internet, có thể tự học dễ dàng.

Chương trình học Anh văn có thể vào đài VOA, nếu muốn học theo giọng Mỹ; vào đài BBC nếu muôn đọc giọng Anh; vào đài radio Australia nếu muốn nghe giọng Úc.

Tât cả cũng đều lên Facebook rồi, một số lên YouTube.

Còn khi tự học, muốn học phát âm từng chữ hay cụm chữ, bạn có thể vào trang:

http://www.howjsay.com /

Thí dụ, bạn nơi đây có thể nghe phát âm chữ “home”, hay cụm chữ “nursing home.” Đó là giọng Mỹ.

Cũng có một trang web khác, cũng dạy phát âm:

http://www.forvo.com /

Riêng trang này có dạy phát âm theo nhiều giọng Mỹ, Anh, Úc, Ireland...

Nếu không có tiếng Anh là kể như mất nhiều cơ hội... Hãy nhớ như thế. Ráng lên, cố sức nhé. Ráng học cho quê nhà mai sau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Như thế là cơ nguy chiến tranh lớn thêm ở bán đảo Triều Tiên. Néu bùng nô chiến tranh, sẽ liên hệ dĩ nhiên là Mỹ và Bắc Triều Tiên, cũng như nhiều quốc gia gần đó, như Nam Hàn, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... và văng miểng có thể tới Việt Nam. Nếu bùng nổ chiến tranh, coi chừng Hải quân Trung Quốc thừa cơ chiếm toàn bộ vùng Trường Sa của VN và Philippines... lấy cớ là để giữ giùm.
Tưng bừng Lễ Giáng Sinh... Theo truyền thống Ky Tô Giáo, Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra đời. Theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo, Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem (Bêlem) thuộc xứ Judea (Giuđêa) (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.
Hê gặp đồ giả, thế là thua thiệt... Thuốc giả là chết người... Văn bằng giả là hỏng... tín dụng dỏm cũng là hỏng...
Vậy là thêm đề xuất mới từ Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội... Đề xuất về tuổi hưu sẽ có 2 phương án lựa chọn. Dự kiến tương lai có thê cho nam nữ tuổi hưu như nhau.
Treo cờ thời VNCH là chuyện cấm kỵ trong cái gọi là thiên đường xã hội chủ nghĩa Mác-Lê-Hồ tại VN. Do vậy, có 5 bạn vừa bị kêu án nặng, chỉ vì treo cờ.
Tai nạn giao thông là chuyện bình thường hàng ngaỳ, nhưng gây đau đớn cho những người lên hệ trọn đời -- khi có người thân tử nạn, hay thương tật. Lẽ ra cần phạt nặng, rất nặng... đối với những người tái phạm, để bảo vệ cho sinh mạng người khác và chính họ.
Có gì bí ẩn ở Việt Nam: hễ làm ngân hàng là có chuyện. Mất tiền, nên hiểu là làm mất tiền người dân, hay mất tiền công quỹ… Chứ làm gì mất tiền của sếp ngân hàng.
Có cách nào phạt nặng tội vượt đèn đỏ hay không? Bởi vì, quá nhiều tai nạn xảy ra vì vượt đèn đỏ ngã tư, ngã năm... Lẽ ra ngay từ đầu, thi bằng lái là phải nhấn mạnh ưu tiên này.
Nhà thơ Bùi Giáng, cũng là dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học, tuy trong cõi đời chỉ trụ thế 71 năm, nhưng tác động với xã hội về mặt ngôn ngữ và phong thái sống hẳn sẽ lâu dài. Nơi đây xin hiệu đính một bài cũ để tưởng niệm nhà thơ lớn này.
Bản tin VTC kể chuyện Sài Gòn: Một số người dân chứng kiến sự việc cho biết, khoảng 20h ngày 14/12, một đôi nam nữ do xích mích chuyện tình cảm nên đứng cự cãi rồi lao vào đánh nhau trước số nhà 360 Phan Văn Trị (phường 11, quận Bình Thạnh, TP.SG).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.