Hôm nay,  

Trường Nghề và Đại Học

1/19/201500:00:00(View: 2954)

Nên vào trường nghề? Hay nên vào đại học? Suy nghĩ thế là nhức đầu, khi tới 174.000 cử nhân và thạc sĩ đang thất nghiệp. Hay là cứ học đâu cũng được, rồi sẽ “chạy việc” sau?

Thực tế là, không phải trường nghề nào cũng được ưa chuộng. Trường nổi tiếng, tất nhiên mới hấp dẫn học trò.

Báo Pháp Luật kể về một trường nghề ở Hà Nội, hấp dẫn tới nổi nhiều sinh viên bỏ đại học vào trường nghề.

Báo Pháp Luật hôm 14-1-2015 kể:

“...“Trong năm học 2014, có 100 sinh viên đỗ đại học hoặc đang học đại học đã xin nghỉ để vào trường nghề học. Vì vậy năm 2015, trường sẽ tiếp tục tuyển 2.000 sinh viên và mở thêm nhiều ngành nghề mới”, ông Nguyễn Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội, ngày 14-1, cho biết như trên.

Theo ông Khánh hiện trường được rất nhiều sinh viên theo học. Để thu hút được lượng sinh viên lớn, trường đã nâng cao chất lượng đào tạo, đầu tư mua sắm cơ sở vật chất thiết bị theo hướng hiện đại vừa phục vụ giảng dạy vừa nghiên cứu sản xuất để tạo ra sản phẩm cho xã hội. Đặc biệt, giải quyết việc làm cho sinh viên ra trường: “Chúng tôi cũng đã có mối quan hệ với hơn 100 doanh nghiệp và hiện các sinh viên ra trường đều có việc làm ngay…”- ông Khánh nói...”

Trong khi đó, bản tin VnExpress cũng ngày 14-1-2015 kể rằng nhiều trường nghề ở Hải Phòng sắp phá sản.

Bản tin này kể:

“...Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng, trong 8 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề của địa phương thì có 5 trường công lập. Công tác tuyển sinh mấy năm nay gặp nhiều khó khăn, có những nghề như: xây dựng, đóng tàu, hàng hải gần như không tuyển được...

Thời hoàng kim, Cao đẳng nghề Duyên hải có thể tuyển được 800 học viên mỗi khóa, trong đó có nhiều sinh viên người nước ngoài. Nhưng 2 năm trở lại đây trường không tuyển được. Như năm 2014, trường này chỉ có 10 em đăng ký theo học hệ cao đẳng, trung cấp chính quy nên không đủ điều kiện mở lớp.

Cả trường có 40 phòng học thì quá nửa bỏ không. Trưởng Phòng đào tạo nhà trường cho biết, do không có học viên nên các thầy giáo trong Khoa Hàng hải đã xin nghỉ xuống tàu đi làm thuê. Một số giáo viên chuyển ngành, chuyển trường, Nhà trường giờ đây chỉ còn lại số sinh viên năm thứ 3, thứ 4 liên thông lên đại học.

Các phòng chức năng, thực hành được đầu tư nhiều tỷ đồng phục vụ giảng dạy 2 ngành hàng hải và cơ khí gần như đóng cửa, để bụi phủ...”

Hiển nhiên là có cái gì không ổn nơi đây.

Hải Phòng gần với Hà Nội, nhưng cách biệt tới như thế sao...

Khi sinh viên học sinh lựa chọn, tất nhiên là lựa tốt, bỏ xấu...

Câu hỏi nữa: có phải nghề duyên hải tương lai sẽ bất ổn, vì sợ giàn khoan Trung Quốc, vì sợ tàu lạ đâm chìm...?

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tuần này sẽ có rằng tháng 7, Đại Lễ Vu Lan
Phần nhiều trong thế hệ chúng ta đều trải qua những gian nan phận đời
Chuyện lạ: Bán xe máy phải... xác nhận độc thân
Trung Quốc đã bất chấp luật pháp Quốc tế để đem tầu Hải Dương 8 vào thăm dò dầu khí bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam
Mưa lũ, bão táp gây nhiều thiệt hại… Bản tin VOH kể về trường hợp: Đánh chìm sà lan, xếp 10.000 bao tải cát cứu đê biển.
Bắt tại trận… đang nhận hối lộ… Nhưng đây là cấp huyện, chưa lên cấp cao.
Tiền từ Hoa Lục đổ vào Việt Nam ào ạt… đầu tư tăng vọt từ TQ chắc chắn là điều quan ngại cho tương lai.
Cũng trong tháng 8 là những ngày để dân tộc Nhật Bản tưởng niệm hai quả bom nguyên tử rơi vào hai thành phố Nhật
Giao thông thông minh… chuyện này khó hiểu. Có thể là điều hướng giao thông qua máy vi tính?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.