Hôm nay,  

Từ Kiều Hối Tới Kinh Doanh

12/30/201400:00:00(View: 2903)

Tiền gửi về từ Mỹ…. nên dùng làm gì? Dĩ nhiên, mỗi người một cảnh ngộ… tùy vậy.

Suy nghĩ nhiều nhất lại không phảỉ là dân mình, mà là chính phủ vậy.

Bởi vậy. Thử xem, tổng kết năm nay có thể tới 12 tỷ Mỹ kim hay gần gần như thế gửi về cho bà con thân nhân ở Việt Nam.

Tiền này sẽ làm gì? Trước tiên, chính phủ mừng hết lớn, vì khỏi làm gì mà tự nhiên có tiền trên trời rơi xuống.

Bởi vì, giả sử, Ngân Hàng Thế Giới WB cho nhà nước vay 100 tỷ Mỹ Kim, cho là kinh doanh trong một năm, làm sao mà có lợi tức 12 tỷ Mỹ kim tiền tươi như thế?

Đó là chưa kể, lấy tiền WB cho vay để phá rừng, vét biển…. rồi cũng bị tham nhũng, cũng bị “làm trái quy định” và rồi sẽ mất cả mớ tiền như Vinashin vậy thôi.

Nhưng đã là chuyên gia tài chánh, bị cái tật là ưa hỏi. Do vậy, báo Người Lao Động có bài “Cần nắn dòng kiều hối” trong đó cho biết:

“Đầu tư cho sản xuất, kinh doanh là chuyện niềm tin nên khi kinh tế có dấu hiệu khó khăn, đình trệ, người sử dụng kiều hối không rót tiền vào lĩnh vực này…

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam nằm trong tốp 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Bất chấp kinh tế khó khăn hay biến động, dòng kiều hối gửi về Việt Nam những năm gần đây luôn giữ được mức tăng bình quân gần 39%/năm.

“Trú ẩn” trong ngân hàng

Tổng giá trị kiều hối gửi về nước trong giai đoạn 1991-2013 đạt 80,4 tỉ USD. Nhiều dự báo đều thống nhất năm 2014, Việt Nam tiếp tục nhận thêm 11-12 tỉ USD, đưa tổng giá trị kiều hối giai đoạn 1991 đến nay lên mức hơn 91 tỉ USD.

Mục đích sử dụng kiều hối thay đổi theo từng giai đoạn với những tính toán đầu tư dựa trên các chỉ số kinh tế vĩ mô nhưng về cơ bản, Việt Nam vẫn bỏ lỡ nguồn lực quan trọng này cho sản xuất, kinh doanh.

Trong nghiên cứu vừa công bố, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cho biết kiều hối sử dụng vào mục đích đầu tư sản xuất, kinh doanh chỉ chiếm 19,9%. “Có 8,1% kiều hối sử dụng cho y tế, 7,5% cho giáo dục - cũng có thể xem là sử dụng cho mục đích đầu tư. Nếu nhìn ở góc độ này thì tỉ lệ kiều hối chi cho đầu tư nói chung lên khoảng 35%, tương đương tỉ lệ sử dụng vào mục đích tiêu dùng nhưng như vậy vẫn thấp” - ông bình luận.

Theo TS Thành, hiện kiều hối đã “chán” đầu tư vào bất động sản (BĐS), chứng khoán, vàng nhưng vẫn chưa thấy khả năng sinh lời từ sản xuất, kinh doanh nên nguồn tiền này có xu hướng tập trung vào kênh đầu tư an toàn nhất: Tiết kiệm ngân hàng. Lãi suất tiền gửi ngoại tệ hiện chỉ 0,75%/năm nhưng nếu chuyển đổi thành VNĐ thì vẫn hấp dẫn.

TS Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cho rằng do đặc thù kiều bào ta ở nước ngoài đa số buôn bán nhỏ, người thân trong nước còn nghèo và có một lực lượng đông đảo đi xuất khẩu lao động để cải thiện cuộc sống nên số tiền trung bình của mỗi người gửi về không lớn, chỉ vài ngàn USD/lần. Vì thế, mục đích sử dụng kiều hối phần lớn là tiêu dùng cho cuộc sống hay trả nợ cũng dễ hiểu.


Theo TS Kiêm, nếu có đầu tư, với tư duy “phòng thủ” của người Việt thì ưu tiên của người nhận kiều hối từ trước đến nay vẫn là vàng và BĐS. Đặc biệt, giai đoạn 2005-2007, khi thị trường BĐS và chứng khoán đang cơn sốt, số liệu thống kê cho thấy đây là 2 kênh đầu tư ưa thích của dòng tiền này, chiếm đến 50% tổng giá trị kiều hối gửi về. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bong bóng BĐS mà hậu quả còn kéo dài đến nay.

Quan trọng là niềm tin

TS Võ Trí Thành nhận xét nguồn lực kiều hối có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước, giá trị lớn hơn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA), chỉ đứng sau nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân. Vì vậy, nền kinh tế cần phải tranh thủ tận dụng dòng vốn rất quan trọng này. Nếu không nắn được dòng tiền đó, rất có thể kiều hối lại sẽ chảy vào BĐS và “nằm chết” ở thị trường này, trong khi kinh tế thực (sản xuất, kinh doanh) rất cần vốn để phục hồi…”(ngưng trích)

Vâng ạ, chúng ta cần nắn dòng kiều hối… Có phải không?

Có một ý kiến dưới bản tin của báo Người Lao Động, góp ý rằng:

“Vấn đề là SX kinh doanh có làm được gì đâu. Con ốc còn không làm ra hồn. SX được cái gì để cạnh tranh mà đòi tiền phải chảy vào đó. Hữu xạ tự nhiên hương. Anh tốt, hiệu quả, sức cạnh tranh cao thì tự khắc tiền sẽ tìm đến anh: không chỉ có kiều hối mà còn vô số nguồn tiền khác. Đừng có nói là mệnh lệnh này nọ! Phi thị trường lắm!”

Nghĩa là, dân nổi giận đấy… Khổng lồ như quốc doanh, sản xuất còn không ra con ốc, con vít… thế mà cứ bảo dân phải thế này, thế nọ.

Xin nhớ rằng dân chúng cầm tiền kiều hối, ưa đầu tư vào kinh doanh chứ… nhưng đâu có dễ. Dân nhận kiều hối đa số là thành thị, nhiều người cũng muốn tìm đất sản xuất rau, quả, thực phẩm nông nghiệp… thì cũng bị phân bón dỏm, giống hư, cạnh tranh không nổi với rau nhiễm chì và ngâm thuốc trừ sâu.

Đó là chưa kể, các dòng sông đã ô nhiễm, không dễ làm thủy sản…

Kinh doanh ở thành thị lại gặp nan đề khác.

Thí dụ kinh doanh lĩnh vực thương mại du lịch, bán hàng chợ, cửa hàng ăn uống, nhà nghỉ… lại đủ thứ hàng rào hành chánh.

Báo Pháp Luật từng ghi lời ông Chủ tịch UBND/TP.SG Lê Hoàng Quân rằng:

“Không chỉ người dân than thủ tục hành chính (TTHC) phiền hà mà xã/phường, quận/huyện, sở/ngành cũng than phiền. Điều này cho thấy công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính chưa thông thoáng, còn “tự làm khó” nhau… Thái độ của cán bộ, công chức gây phiền hà, có tiêu cực trong xử lý TTHC vẫn râm ran. Làm sao để dập tắt?”

Bởi vậy, bởi vậy… kinh doanh khó lắm chứ.

Nắn dòng kiều hối, nói thì dễ, làm thì khó. Vì ngay như chính phủ kinh doanh còn lãnh búa Vinashin… huống gì là...

Reader's Comment
12/31/201415:59:46
Guest
"Suy nghĩ nhiều nhất lại không phảỉ là dân mình, mà là chính phủ vậy." Ý kiến này của tg là rất ĐÚNG
Vâng ĐÚNG là nhà CẦM QUYỀN suy nghĩ nhiều nhất là làm sao để CÓ THÊM KIỀU HỐI caǹg nhiều càng tốt để Quan tham mặc sức mà hốt, chứ chẳng phải dùng nó để làm ÍCH NƯỚC LỢI DÂN gì đâu!
Và chính vì vậy như tg nhận xét: "Trước tiên, chính phủ mừng hết lớn, vì khỏi làm gì mà tự nhiên có tiền trên trời rơi xuống."
Còn những lời tuyên bố của mấy ông TS XHCN thì "Nói dzậy chứ hỏng phải dzậy", có Quan nào của chế độ CNXHCC mà thèm nghe!
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Phải có luật nghiêm khắc hơn đối với những người tung ảnh nóng để hạ nhục người khác... vì đời người phụ nữ vẫn cần có những góc tối để che giấu, để tìm cơ hội tự làm mới cuộc đời. Nhưng chỉ cần một tấm ảnh nóng đưa lên mạng, là có thể bít đường tương lai của phụ nư4ữ liên hệ...
Nhà nước Hà Nôi vẫn dị ứng với các thông tin tưởng niệm trận đánh Gạc Ma, trận hải chiến do Hải Quân Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam năm 1988.
Vậy là giá đất tăng vọt… Nơi trung tâm thành phố đang trở thành nơi của các đại gia, vì giá đất lên cao vời vợi…
Amazon sẽ vào thị trường Việt Nam? Sẽ bán đủ thứ tại Việt Nam, nghĩa là giới bán lẻ ơ3ở VN sẽ cạnh tranh gian nan hơn? Sẽ cho người Việt mua sách qua Amazon? Nếu thế, các nhà xuất bản tại VN sẽ thê thảm? Sách bán qua Amazon cho dân VN trong nước có bị kiêm duyệt không?
Thời này kỳ quá... cán bộ đảng viên cấp xã cũng nhiều uy quyền, xông vào trường, bắt cô giáo quỳ 40 phút... Tổng Bí Thư im lặng... Thủ Tướng im lặng... Chủ Tịch Quốc Hội im lặng...
Vậy là Việt Nam hy vọng Tổng thống Trump sẽ ân xá Hà Nội vê thuế qua thép, nhôm... Lây cớ rằng thép VN không hại gì cho Mỹ...
Vậy là đồng chí vĩ đại Tập Cận Bình được cán bộ tuyên truyền tấn phong là Phật Sống. Hình như Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng chưa ai gọi là Phật Sống, vì ngài chỉ tự nhận là một nhà sư đơn giản. Bản tin VOA ghi nhận: Chủ tịch Trung Quốc, Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Tổng Tư lệnh quân đội giờ đây có thêm một danh hiệu mới, “Phật sống”, theo Reuters ngày 8/3.
Vậy là tôm bị Trump gây khó dễ... Trong khi đó, 11 quôc gia Châu Á Thái Bình Dương chính thức ký Hiệp định Tự do Mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP mới... Thương mại Việt Nam sẽ cùng lúc khó hơn, và dê hơn.
Vậy là Tàu Cộng nói rõ: không hài lòng việc tàu sân bay Mỹ ghé thăm Việt Nam. Có phải là nguy hiểm cho đất nước Hoa Lục? Hiển nhiên là không. Tại sao? Thực tế, Việt Nam không bao giờ trở thành mũi dao ghìm be sườn Tàu Cộng. Vậy thì sao đàn anh không vui? Hẳn là có bí ẩn.
Câu chuyện một cán bộ đảng Long An bắt cô giáo quỳ xin lỗi trong 40 phút vẫn chưa thấy điều tra tới đâu. Hãy hình dung thời gian 40 phút. Hãy bắt bất kỳ ai quỳ trong 1 phút thử xem… chớ đừng nói gì tới chuyện bắt một cô giáo vừa mới sinh con 6 tháng phải quỳ tới 40 phút. Thiên đường xã hội chủ nghĩa quả nhiên kinh dị…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.