Hôm nay,  

Vọng Cổ Cơ Nguy Tuyệt Chủng

31/08/201400:00:00(Xem: 2575)
Vọng cổ sẽ tuyệt chủng? Sẽ không còn ai muốn nghe, muôn hát trong tương lai? Thế hệ kế tiếp của vọng cổ ở đâu?

Đó là nỗi lo khi một bộ môn nghệ thuật của dân tôc bên mép bờ biến mất.

Nói khách quan theo Tự Điển Bách Khoa Mở, thì vọng cổ, hay vọng cổ Bạc Liêu, là một điệu nhạc rất thịnh hành ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Việt Nam. Nó được bắt nguồn từ bài "Dạ Cổ Hoài Lang" (nghe tiếng trống đêm, nhớ chồng) của nghệ sĩ Cao Văn Lầu (tức Sáu Lầu). Bản vọng cổ là một trong những điệu nhạc căn bản của sân khấu cải lương.

Cụ Cao Văn Lầu, thường gọi Sáu Lầu, (22 tháng 12 năm 1890 - 13 tháng 8 năm 1976) là một nhạc sĩ và là tác giả bài "Dạ cổ hoài lang", một bài ca độc đáo và nổi tiếng nhất trong nghệ thuật cải lương Việt Nam.

Dạ cổ hoài lang nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm.

Theo báo Thanh Niên, thì Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) đã thổ lộ với bạn thân rằng:

“Tôi đặt bài này bởi tôi rất thương vợ. Năm viết bản Dạ cổ hoài lang, tôi đã ăn ở với vợ tôi được 3 năm mà không có con...Tiếng ra, tiếng vào của gia đình buộc tôi phải thôi vợ, nhưng tôi không đành. Tôi âm thầm chống lại nghiêm lệnh của gia đình, không đem vợ trả về cho cha mẹ mà đem gởi đến một gia đình có tấm lòng nhân hậu...”

Tác giả bài báo kể tiếp: Trong thời gian dài, phu thê phải cam chịu cảnh "đêm đông gối chiếc cô phòng", Sáu Lầu thường mượn tiếng đàn để vơi cơn phiền muộn. Và bản Dạ cổ hoài lang đã ra đời trong bối cảnh như thế.

Nhưng rồi vọng cổ vượt xa hơn, với các biến thể để thành tuồng tích cải lương...

Nhà văn Nguyễn Thị Hậu trong bài “Vọng cổ trưa” trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn đã bày tỏ nỗi lo cơ nguy tuyệt chủng của câu vọng cổ:


“...Ừ nhỉ, từ bao giờ sân khấu cải lương thành phố không còn nhộn nhịp sáng đèn? Những “thánh đường” của cải lương Sài Gòn đâu rồi? Rạp Aristo hay còn gọi là Trung ương Hý viện, rạp Hưng Đạo, Olympic, các rạp Nguyễn Văn Hảo, Thanh Bình, Hưng Đạo, Quốc Thanh, Khải Hoàn, Thành Xương, Hào Huê, Cao Đồng Hưng, Thủ Đô, Huỳnh Long, Quốc Thái, Cây Gõ... bây giờ đã biến thành gì? Các đoàn cải lương nổi tiếng như Kim Chung, gánh hát Nam Phi của bầu Năm Phỉ, gánh cải lương tuồng Tàu Phụng Hảo của bầu Nhơn - Phùng Há, gánh Việt Kịch Năm Châu của ông bầu Năm Châu. Đoàn cải lương Kim Thanh-Út Trà Ôn, đoàn Thanh Minh - Thanh Nga, các đoàn Sài Gòn 1, 2, 3, Hương Mùa Thu, cải lương tuồng cổ Huỳnh Long... còn ai nhớ đến...?

Thế hệ nghệ nhân “khai sáng” sân khấu cải lương như các nghệ sĩ Năm Châu, Phùng Há, Ba Vân, Út Trà Ôn... đã không còn nữa, “thế hệ vàng” của các nghệ sĩ BạchTuyết, Lệ Thủy, Ngọc Giàu, Thanh Sang, Minh Vương, Mỹ Châu... cũng đã từ biệt sân khấu, lớp nghệ sĩ kế tiếp cũng bị mai một: người ra nước ngoài định cư, người ở lại chuyển sang tấu hài diễn kịch đóng phim, lập gia đình, bỏ nghề... Có ai nhớ được tên một nghệ sĩ cải lương nào thuộc thế hệ thứ tư không...”(ngưng trích)

Sân khấu cải lương không còn sáng đèn, các đoàn cải lương biến mất, lớp nghệ sĩ kế tiếp cũng bị mai một...

Có thể nào cứu được vọng cổ hay không?

Hay là, biến vọng cổ trở thành một phần của tour du lịch Nam Bộ? Nhưng thực tế là, cái gì làm ra tiền, tất nhiên sẽ sống hùng sống mạnh.

Như dường, bây giờ Vọng cổ không làm ra tiền nữa.

Có cách nào khác hay không? Hay là chúng ta đang xuống xế trong dòng sống của Vọng cổ?

Ý kiến bạn đọc
01/09/201421:33:06
Khách
Tôi là người ở Sài Gòn trước 75 , tôi rất thích nghe Út Bạch Lan , Thành Được,Thanh Nga, Hùng Cường ca vọng cổ vì họ ca vọng theo nguyên thủy của vọng cổ, nhưng từ hồi có Minh Cảnh, Minh Vương , Lệ Thủy, Mỹ Châu và những nghệ sĩ ca theo kiểu đổi mới của vọng cổ nên tôi không còn thích vọng cổ hay cải lương nũa vì họ ca để khoe hơi dài giọng khỏe, nên nghe như hét , lại có người ca the thé, chát chúa và chua như chanh mỗi khi họ lên một câu vọng cổ như Minh Cảnh và Lệ Thủy nên tôi đã ngưng nghe vọng cổ từ mấy chục năm nay rồi.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.