Hôm nay,  

Quan Chức Xưa Và Nay

08/08/201400:00:00(Xem: 3586)

Nhiều người nói tình hình “con ông cháu cha” thời nào cũng có, và chuyện dựa vào thế lực người thân quyền thế là bình thường. Thực ra, không như thế, ngay cả tại Việt Nam.

Bản tin BBC hôm 6-8-2014 có tựa đề “Con ông cháu cha thời phong kiến VN” trích dẫn tài liệu từ cuốn Việt Nam Văn hóa Sử cương của Đào Duy Anh, bản in 14/08/1938 ở Huế, trong đó cho biết nhiều triều đình xưa ở VN rất nghiêm ngặt trong viêc5 kiểm soát quyền lực quan chức, trích:

“...Nhà vua sợ các quan lạm dụng những đặc quyền ấy mà vũ uy tác tệ cho nên đã đặt ra nhiều điều lệ để chế tài các quan.

Ví dụ pháp luật cấm quan địa phương không được thụ nhiệm ở tỉnh nhà hay ở nơi cách nhà không đầy 500 dặm để cho thân thích bằng hữu khỏi cậy thế cậy thần mà làm ngang.

Cấm quan không được lấy vợ trong trị hạt vì sợ gia đình nhà vợ nhũng nhiễu.

Cấm không cho tậu ruộng vườn nhà cửa trong trị hạt vì sợ quan hiếp bách kẻ trị hạ để mua rẻ.

Cấm không được tư giao với đàn bà con gái trị hạt để đừng treo gương xấu cho nhân dân.

Cấm quan lại hồi hưu không được lui tới cửa công để thỉnh thác cầu cạnh.

Ngoài ra nhiều điều trừng trị các quan hối lộ và nịch chức, nếu thi hành cho nghiêm mật cũng có thể tránh được những tệ tham quan ô lại làm cực khổ nhân dân.”(ngưng trích)

Bây giờ thì khác hẳn. Ai cũng nhìn thấy thế lực con ông cháu cha rất là rõ, hiển hiện gần như chuyện thường ngày.

Như đề tài tinh giản biên chế, quan tâm đầu tiên của dân chúng là: Tinh giản biên chế có 'đụng' được con ông cháu cha?

Bởi vì, công chư1ức hiện nay được khảo sát cho biết 1/3 là vào chỉ để chơi thôi, chẳng làm gì cả, và cũng chẳng cơ quan nào đuổi được... vì là con cháu các cụ cả.

VietnamNet trong một bản tin phân tích tháng 2 có viết:

“...Tin tức về chính sách tinh giản 100.000 công chức từ nay đến năm 2020 được VietNamNet đăng tải đã nhận được hàng trăm phản hồi của độc giả những ngày cuối tuần qua. Hầu hết đều kỳ vọng vào một chủ trương đúng đắn, song cũng lo lắng cho tính khả thi và công bằng.


Nói như độc giả Bùi Đán, câu chuyện công chức nơi thừa nơi thiếu vẫn là đề tài “biết rồi khổ lắm nói mãi”. Thừa công chức "cắp ô", thiếu người làm việc. Giảm ai và ai giảm khi con ông cháu cha, phe cánh và "chạy" khi thi tuyển vẫn đang yên vị.

Độc giả Hùng Nhân lại lo, làm không khéo thì đến năm 2020 khi giảm được 100.000 công chức, 100.000 con ông cháu cha cũng được nhận vào biên chế.

Đồng quan điểm với Bùi Đán, độc giả Phạm Thị Xuân Khải nhận định, việc tinh giản biên chế không khó đến nỗi không thể làm được. “Vấn đề là có quyết tâm làm hay không, nói nhiều làm ít làm sao dân tin khi mà 32 người dân còng lưng nuôi 1 công chức, trong đó có bao nhiêu người sáng cắp ô đi tối cắp về"...”

Và mới nhất là chuyện con cháu các sếp được gửi vào lớp mầm non.

Báo Tuổi Trẻ kể về trường mầm non ở TP Vinh (Nghệ An) đã “sáng tạo” ra những kiểu tuyển sinh lạ... vì bị các sếp gửi con chau1ú vào nhiều quá, lấn mất chỗ của dân thường.

Bản tin viết:

“Năm học 2013-2014, với lý do thiếu phòng học, Trường mầm non Hoa Sen thông báo không tuyển sinh. Phụ huynh được giải thích như vậy thì vui vẻ ra về mà không một lời trách cứ nhà trường. Thế nhưng đến cuối năm học, người ta đã phát hiện 90 cháu được “lặng lẽ” vào trường. Theo lời cô hiệu trưởng, đó toàn là con cháu của các “cụ” gửi...”

Thế rồi, Bà Lê Thị Hường (trưởng Phòng giáo dục mầm non Sở GD-ĐT Nghệ An) giải thích:

"Chúng tôi biết rõ việc này nhưng không thể ngăn nổi vì các cháu đó là con em người thân của các sếp. Nhận số trẻ này, nhà trường đã phải mang tiếng tuyển sinh “chui”..."

Từ chuyện rất nhỏ ở lớp mầm non đã thế... nói gì tới chuyện 160 Thạc sĩ, Cử nhân thất nghiệp... và nói gì tới chuyện lớn hơn nữa cho các cơ hội lẽ ra phải công bằng, hay chỉ ưu tiên cho trí tuệ.

Nước nghèo hoài là vì đã bị mất sức từ mầm non vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.