Hôm nay,  

Lạc Quan Thuận Ý Trời

11/07/201400:00:00(Xem: 3426)

Nếu bạn tin vào ý trời, hẳn là nhiều điều để lạc quan.

Ý trời đây có thể hiểu là các vị tiền nhân ông bà của mình, như Đức Thánh Trần Hưng Đạo hay như các đời Vua Hùng. Đó là nhìn theo phong tục thờ Ông Bà.

Cũng có thể tin Ý Trời là một ông Ngọc Hoàng râu dài tóc bạc ngự trên mây, dù là bây giờ khó hình dung như thế vì không lẽ vị Trời này lại để yên cho Tàu ức hiếp nước mình.

Hoặc là tin theo nghiệp lực, nghiệp riêng hay nghiệp chung đã dẫn mọi chuyện tới ngày hôm nay.

Tướng Lý Thường?Kiệt -- người có công đánh tan quân Tống ở nhiều trận, nhưng cũng là người nói rằng được ý trời trao cho 4 câu thơ Nam Quốc Sơn Hà để đọc cho ba quân tướng sĩ nghe trước khi đưa quân vượt sông Như Nguyệt đánh úp giặc nhà Tống.

Bốn câu thơ tiền định này, bản gốc Hán-Việt là:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Và dịch là:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Thời nay, lòng tin cõi vô hình suy giảm. Thế là, một tấm bản đồ hiện lên trên mặt đá: chuyện xảy ra ở tỉnh Quảng Bình, khi bản đồ VN hiện lên trên mặt đá tảng.

Thông tấn Vietnam+ viết:

“Trong lúc đi rừng, ông Đặng Quốc Ái (xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phát hiện một phiến đá bị xói mòn theo thời gian, nổi lên hình ảnh về bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa, cũng như hình ảnh các nước trong khu vực biển Đông.

Hình ảnh mà Ông Ái miêu tả nằm tại Khe Đá Bàng Con, thuộc địa phận xã Quảng Hợp, Quảng Trạch, Quảng Bình.

Theo ông Ái và nhiều người khác khi phát hiện hình ảnh trên đều cho rằng, khối đá này đã được tạo hóa hình thành từ hàng trăm năm, nước suối đã bào mòn và để lại một khối tổng thể mà khi ai nhìn vào cũng có thể thấy được đó là bản đồ Việt Nam.

Ông Ái giải thích: Những hình ảnh này đều nằm lồi lên trên mặt một tảng đá lớn giữa suối, gồm các phẩn nỗi hình chữ S tượng trưng bản đồ Việt Nam, hai khối nhỏ nằm phía đông dình chữ S tượng trưng cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa của Việt Nam, tiến xa hơn về phía đông là một vài khối đã nỗi lên tượng trưng chô các nước trong khu vực biển Đông. Nằm về phía tây hình chữ S là hai khối lớn tượng trưng cho Lào và Thái Lan...

Sau khi phát hiện hình ảnh kỳ thú trên, ông Ái đã đưa nhiều người đến đây xem và mọi người đều cho rằng đây là một hình tượng rất giống với hình ảnh bản đồ Việt Nam.

Mọi người cho rằng tạo hóa tự nhiên cũng đã tạo nên điều kỳ thú này và cũng khẳng định rằng Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, không gì cố thể chối cãi được. Ngay cả tạo hóa cũng công nhận điều đó...”

Có phải, nên hỏi, có phải đây là 4 câu thơ xưa hiện ra trong thời đạị mới?

Có phải người thời nay mượn hình ảnh thiên nhiên để giữ lòng yêu nước cho nhau?

Và có phải, khi có tin là biển và đảo đã bị Đảng CSVN bán đi nhiều phần để cấn nợ, ông bà tổ tiên mới vẽ lên đá tảng lòi cảnh báo?

Hay chỉ đơn giản là chỉ do mưa nắng ngẫu nhiên?

Dù sao đi nữa, cứ sông lạc quan thuận ý trời, rồi nhân quả sẽ gỡ dần ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.