Hôm nay,  

Ai Là Hậu Duệ Bán Nước?

27/06/201400:00:00(Xem: 3987)

Có ai là hậu duệ của Lê Chiêu Thống với Trần Ích Tắc, những người ôm chân thiên triều Đại Hán và mời binh lực Bắc Triều vào nước Nam năm xưa?

Hình như chưa ai vỗ ngực nói rằng mình là con cháu những người ôm chân Đại Hán như thế. Tại sao như thế?

Và bây giờ, có ai tự hào đang theo gương Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc để trải thảm đỏ, mời vua quan Đại Hán vào ngự trị nước Nam? Không ai lên tiếng như thế, cho dù có vẻ như có người đang làm như thế.

Tác giả Nguyễn Thế Hùng với bài “Việc làm bất hạnh nhất” trên mạng Bauxite VN đã gọi hành vi bán nước là “viêc làm bất hạnh nhất.”

Nhà bình luận Nguyễn Thế Hùng viết:

“...Có những việc làm của con người có thể được xem như bất hạnh nhất.

Ví dụ: Việc mình làm có hại cho tổ quốc, dân tộc!

Tại sao việc mình làm có hại cho tổ quốc dân tộc được xem như việc làm bất hạnh nhất?

Mọi người chúng ta đều thừa nhận rằng: đất nước có được là do sự hy sinh, đóng góp của biết bao thế hệ ông cha mới có được như ngày hôm nay; do đó, nếu ai đó không thấy được điều này thì rõ ràng họ không có trí tuệ. Nếu họ có trí tuệ mà vi phạm điều này thì ắt là họ vi phạm điều đạo đức căn bản được mọi người thừa nhận là: “ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây”.

Một khi điều đạo đức căn bản này bị vi phạm thì không ai còn dám nhận mình là bạn bè với họ; và lại càng không dám nhận mình là người thân với họ!

Lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới đã chỉ ra điều đó.

Ai là người dân Việt Nam dám nhận mình là hậu duệ của Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc?!

Có những quân mãi quốc cầu vinh hiện nay tuy chưa được sử sách chính thống ghi chép, vì nhiều lý do, nhưng đừng lấy đó làm mừng! Lưới trời lồng lộng! Lịch sử sẽ rất công bằng và các vị không thể trốn thoát được đâu, đừng có ảo tưởng.

Quả thật không có gì bất hạnh hơn, khi những người thân của mình không dám nhận mình là thân nhân của họ và mình bị đất nước đời đời nguyền rủa...”

Đúng là như thế. Đúng là không thấy ai tự nhận mình là con cháu của Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc...

Trong khi đó, con cháu các cụ tuẫn tiết vì đất nước như Nguyễn Tri Phương, Đề Thám... vẫn hàng năm tụ hội, tưởng niệm tiền nhân.

Tương tự như thế là bên lĩnh vực văn học. Có những người một thời đóng vai “kẻ ném bùn vào văn học” bây giờ chẳng mấy ai biết đang ở đâu. Và trong khi đó, những kẻ “bị ném bùn văn học” đang trở vào ngồi ở các vị trí vững vàng trong lịch sử văn học, kể cả khi học đã chết vì bị lịchs ử vùi dập hay đã thân tàn thê thảm nhiều thập niên vì bị chế độ đàn áp.


Như trường hợp Nhân Văn Giai Phẩm, như nhà thơ Lê Đạt... những người một thời chỉ vì đòi tự do sáng tác mà bị án chông Đảng, bị án hoa độc, bị án thiếu tính Đảng, bị án chông lại lực lượng công nông binh...

Trong tác phẩm “Sơ thảo nguyên lý văn học” của nhóm tác giả Nguyễn Lương Ngọc, Trần Văn Bính, Nguyễn Văn Hoàn, in bởi NXB Giáo dục Hà Nội, 1961... trích đăng lại trên Viet-Studies.info, phần “Văn Nghệ và Chính Trị,” đã tấn công thô bạo những người thơ mộng nhất của Hà Nội lúc đó.

Trong sách đó, có mấy đoạn như sau:

“...Đi tìm cái mới bọn Nhân Văn Giai Phẩm thực sự đã quay về cái cũ đi tìm cái mới, bọn Nhân Văn Giai Phẩm đã nhai lại một cách sượng sột lệch lạc những hình tượng văn học của Mai-a-côp-xki. Thí dụ, Mai-a-côp-xki viết:

Người công an của tôi
Bảo vệ cho tôi
Chiếc gậy trỏ đường:
Đi sang phải, đi lối này.
Được rồi,
tôi đi sang phải.
Và như vậy là đẹp
(thế là tốt).

Thì Lê Đạt cũng viết "...Bục công an máy móc. Đặt giữa trái tim người..." với một tinh thần chống Mai-a-côp-xki.

Để tìm cái tự do "mới" một số nhà văn của ta đã nhai lại luận điệu của Man-rô một cách nhợt nhạt kém vì hơn. Nào có mơi gì đâu những khẩu hiệu: "kẻ sống chết vì tri kỷ", "nghệ thuật vị nghệ thuật". Nào có mới lạ gì đâu những truyện trích trong "Cổ học tinh hoa" với một tinh thần mỉa mai, xuyên tạc, hiện đại hóa một cách lố lăng. Sao không băng mình lên phía trước mà lại ngồi khơi lại đống tro tàn.

Bọn Nhân Văn Giai Phẩm sở dĩ cảm thấy sự lãnh đạo của Đảng "bóp nghẹt" sáng tác, hạn chế mất tự do sáng tác, chính là vì cái tự do mà chúng đòi hỏi là tự do sáng tác của giai cấp tư sản đối kháng với tự do sáng tác của CNXH. Một số nhà văn khác tuy trung thực thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng, nhưng khi sáng tác theo yêu cầu của Đảng, của cách mạng thì vẫn cảm thấy vướng mắc, thiếu thoải mái là vì thế giới quan chưa được cải tạo đầy đủ, vì chưa thâm nhập được vào thực tế cuộc sống mới, chưa hòa mình được với quần chúng công nông binh...”

Than ôi... mực đang trở thành máu chăng?

Bây giờ ba tác giả Nguyễn Lương Ngọc, Trần Văn Bính, Nguyễn Văn Hoàn đang ở đâu?

Họ có ai sám hối gì không?

Có ai tự nhận là con cháu của ba nhà bình luận độc ác này chăng?

Và họ nói gì, khi giới văn học gần đây đã ca ngợi Nhân?Văn?Giai Phẩm và Lê Đạt?

Cũng nên nhắc lại một câu của nhà bình luận Nguyễn Thế Hùng trên Bauxite VN:

“Lưới trời lồng lộng! Lịch sử sẽ rất công bằng...”

Đúng vậy, lịch sử sẽ công bằng.

Ý kiến bạn đọc
05/07/201415:55:19
Khách
Nước vn hien tại có 16 thằng thái thú mang họ tên Vietnam nhưng cam tâm làm Hán nô!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.