Hôm nay,  

Văn Hóa Việt và Internet

16/05/201400:00:00(Xem: 3338)

Báo Nhân Dân vừa mới bàn về vai trò văn hóa. Tất nhiên, vai trò văn hóa lúc nào cũng quan trọng. Nhưng vấn đề là, báo Nhân Dân tuyên xưng công trạng của “các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với phát triển báo chí, văn học - nghệ thuật,” theo bài báo hôm Thứ Ba 13-5-2014.

Thiệt sao? Chính sách nào đã đốt rụi sách vở Miền Nam trong những ngày sau 30-4-1075? Chính sách nào đã hốt gọn trí thức Miền Nam vào trại cải tạo? Và nhìn ngược lại, chính sách nào đã đánh cho thê thảm Nhân Văn Giai Phẩm, đánh vào ngay chính những người cầm bút đã giúp xây dựng chế độ CSVN ở Hà Nội? Và chính sách nào đã hạ nhục, cầm tù bằng mọi cách cả người và ngòi bút của các người cầm bút tầm vóc quốc tế như Trần Đức Thảo và Nguyễn Mạnh Tường?

Báo Nhân Dân qua bài có tựa đề “Vai trò của báo chí, văn học - nghệ thuật trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam” kể công rằng:

“...Việt Nam mới kết nối internet từ năm 1996. Nhưng hôm nay, chúng ta có thể tiếp cận các con số ấn tượng như: đến tháng 12-2013, cả nước có 838 cơ quan báo chí in; 92 báo và tạp chí điện tử; 67 đài phát thanh, truyền hình; một hãng thông tấn quốc gia; 64 nhà xuất bản, số người sử dụng internet đến cuối năm 2013 là 31.304.211 người, tỷ lệ số dân sử dụng internet là 35,58%; đến năm 2013 cả nước có 253 hãng phim (trong đó có 30 hãng phim Nhà nước, 223 hãng phim tư nhân), 161 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của trung ương và địa phương, các bộ, ngành...

Đó là kết quả trực tiếp của các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với phát triển báo chí, văn học - nghệ thuật...”(ngưng trích)

Có phải là tuyệt vời chăng, khi Bắc Triều Tiên cũng đang có 12 nhật báo chính và 20 tập san, đó là chưa kể các báo ở cấp tỉnh?

Nhưng cũng chính rằng Bắc Triều Tiên và Việt Nam luôn luôn nằm trong danh sách 10 sát thủ Internet do Phóng Viên Không Biên Giới chấm điểm hàng năm -- trong đó mấy năm gần đây đều có tên Việt Nam.

Thậm chí bản tin VOA ngày 15-3-2013 phỏng vấn Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF, và ông này nói rằng Việt Nam 5 năm liên tiếp là Kẻ thù của internet -- bên cạnh Tàu cộng.


Bản tin viết rằng Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp vừa ra phúc trình thường niên một lần nữa liệt kê Việt Nam vào danh sách 5 nước “Kẻ thù của internet 2013” trên thế giới -- hàng đầu bên cạnh Trung Quốc, Bahrain, Syria, và Iran.

Đó là tin của năm 2013. Nhưng tới năm 2014 thì sao? Bản tin RFI ngày 12-3-2014 nói thẳng trong tựa đề “RSF tố cáo Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam là kẻ thù của internet.”

Bản tin này, ghi rằng:

“Nhân ngày thế giới chống kiểm duyệt internet, tổ chức Phóng viên không biên giới – RSF- có trụ sở tại Paris, Pháp, ngày hôm nay, 12/03/2014, công bố bản báo cáo «Những kẻ thù của internet»...

Đối với Việt Nam, báo cáo năm nay của RSF đã nêu đích danh Bộ Thông tin và Truyền thông, đặc biệt là Cục quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, trực thuộc Bộ này, là kẻ thù của internet.Theo RSF, để kiểm soát thông tin trên mạng, chính quyền Việt Nam đã sử dụng các phương tiện tư pháp, hành chính và công nghệ, được tập trung vào tay Bộ Thông tin và Truyền thông...

Tháng 11/2013, Việt Nam công bố nghị định 174, có hiệu lực từ 15/01/2014. Văn bản này đưa ra những biện pháp trừng phạt mới đối với cư dân mạng đăng các bài có nội dung «tuyên truyền chống Nhà nước» hoặc «các tư tưởng phản động» trên mạng xã hội.

RSF nêu ra một văn bản khác: Đó là nghị định 72, có hiệu lực từ 01/09/2013, được đánh giá là một sự vi phạm chưa từng thấy về quyền tự do thông tin tại Việt Nam. Nghị định này hạn chế việc sử dụng các blog và mạng xã hội trong việc «phổ biến» hoặc «chia sẻ» thông tin «cá nhân». Thậm chí, văn bản này cấm cả việc sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin của báo chí...”

Nghĩa là, chính phủ VN cũng không tin vào báo chí của họ. Nên mới cấm đưa các bản tin lên mạng xã hội, dù là chia sẻ tin mức độ cá nhân.

Bởi vậy, cứ lâu lâu là có blogger bị bắt. Sẽ còn nhiều người bị bắt sau anh Nguyễn Hữu Vinh nữa để VN ghìm chặt “Vai trò của báo chí, văn học - nghệ thuật trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam” -- đúng không.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.