Hôm nay,  

Phi Thương Bất Phú

06/05/201400:00:00(Xem: 5053)

Ông bà mình nói, buôn bán nhất định là phải giàu. Vì thuận giá mới mua, thuận giá mới bán. Không mấy ai, trừ trường hợp bất khả kháng, chị bán lỗ bao giờ.

Có thua lỗ, nếu có, thí dụ, chỉ là nông dân... vì nông dân dễ bị ép giá, đã gặp mưa nắng bất thường, lại bị thương lái ép giá -- thế là thiệt thòi. Vì, khi nông dân chờ cho giá tăng cao, lúa đã mốc rồi, xoàì đã hỏng rồi, thịt cá tôm đã ôi, đã hư hỏng cả rồi...

Vậy mà, các đại công ty lương thực như dường cứ giả vờ như thua lỗ... dù là họ vẫn ép giá nông dân tới mức bi đát. Phải chăng, chỉ là giả vờ thua lỗ để chia chác tài sản nhà nước?

Báo Người Lao Động co bản tin “Vinafood 2 xài tiền như rác,” hôm Thứ Hai 5-5-2014, kể chuyện này:

“Là tổng công ty lớn nhất nước về xuất khẩu gạo, nhận được nhiều ưu đãi từ nhà nước nhưng các công ty con của Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Lương thực Miền Nam lại thua lỗ triền miên

Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) gồm 44 công ty thành viên, trong đó có 14 đơn vị trực thuộc. Theo báo cáo của Vinafood 2, đến hết năm 2013, 7/14 đơn vị lỗ lũy kế, nợ khó đòi với tổng số tiền gần 1.000 tỉ đồng.”

Nợ khó đòi tới 1.000 tỉ đồng? Tức là nợ xấu 47 triệu USD?

Đã ép giá nông dân, tại sao lạo thua lỗ nhỉ?

Báo Người Lao Động gọi đó là thất thoát đến mức vô lý...

Báo Người Lao Động kể:

“Cụ thể, Công ty Nông sản Thực phẩm Trà Vinh lỗ 164,66 tỉ đồng; Công ty Lương thực Trà Vinh: 134,52 tỉ đồng; Công ty Lương thực Thực phẩm An Giang: 83,19 tỉ đồng; Công ty Lương thực Bạc Liêu: 42,34 tỉ đồng; Công ty Nông sản Thực phẩm Tiền Giang: 25,13 tỉ đồng; Công ty Lương thực Bến Tre: 1,35 tỉ đồng; Công ty Lương thực Sóc Trăng: 2,7 tỉ đồng.

Nguyên nhân thua lỗ được cho là do lỏng lẻo trong quản lý nhân viên, ưu ái đối tác khi ký hợp đồng làm thất thoát, gây ra nợ khó đòi với tổng số tiền 420 tỉ đồng. Đáng chú ý, cuối năm 2012, Công ty Lương thực Vĩnh Long đã ký hợp đồng xuất khẩu 94.000 tấn mì lát cho 2 đơn vị khác, thời gian giao hàng vào tháng 6-2013. Công ty Thịnh Phát Kon Tum nhận cung cấp hàng. Trong quá trình hợp tác, Công ty Lương thực Vĩnh Long đã hào phóng đến mức khó tin như: ứng tiền trước khi nhận hàng, để nhân viên tự ý ký khống phiếu xác nhận nhập kho, rồi cho Công ty Thịnh Phát Kon Tum mượn hàng trong kho đem bán với số lượng lớn, gây thất thoát 130 tỉ đồng.”


Có thật là ưu ái đối tác? Tại sao xử ép nông dân trong khi ưu ái đối tác?

Có phải giả vờ ưu ái đối tác để được chia tiền huê hồng?

Tại sao ký khống nhập kho? Nếu không được chia tiền tham nhũng, tại sao làm như thế?

Thực tế là hao hụt, như lời biện minh?

Bài báo Người Lao Động kể chuyện bốc hơi:

“Chiều 5-5, ông Nguyễn Ngọc Thạnh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thịnh Phát Kon Tum, xác nhận có mượn 6.000 tấn mì lát nhưng điều này “được sự cho phép từ phía Công ty Lương thực Vĩnh Long”.

“Chúng tôi không thông đồng gì với phía Công ty Lương thực Vĩnh Long, lượng nông sản còn thiếu 24.200 tấn là do hao hụt, đội giá mặt hàng trong quá trình thực hiện tất cả các hợp đồng. Bên cạnh đó, phía Công ty Lương thực Vĩnh Long luôn cho người đi kiểm soát nên không thể có chuyện khai khống lượng hàng lớn như vậy mà không hay biết” - ông Thạnh phân trần.”(ngưng trích)

Có thực “thiếu 24.200 tấn là do hao hụt” hay không? Có phải bôc hơi vì trời nắng?

Chưa hết, lại có chuyện sắp phá sản nữa. Đã “phi thương bất phú,” tại sao lại phá sản?

Báo NLĐ kể:

“Đứng bên bờ vực phá sản

Theo kết quả “Giám sát tài chính đối với các đơn vị trực thuộc có kết quả sản xuất, kinh doanh thua lỗ của Vinafood 2”, tính đến ngày 31-12-2013, 3/7 đơn vị thua lỗ thuộc đối tượng phải giám sát tài chính cho thấy hầu hết đều ở tình trạng nợ xấu cao, vốn vay ngắn hạn bị chiếm dụng do đưa vào đầu tư dài hạn và khả năng thanh toán nợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu hầu như bị mất. Như tại Công ty Lương thực Trà Vinh, dù không có nợ xấu dẫn đến nợ phải thu khó đòi nhưng công ty đã có số lỗ lũy kế trên 134,52 tỉ đồng. Vốn vay ngắn hạn bị chiếm dụng đưa vào đầu tư dài hạn của công ty này lên đến 82 tỉ đồng. Như vậy, vốn của công ty bị chiếm dụng không tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng từ 2 khoản trên lại hơn 217,1 tỉ đồng....”(ngưng trích)

Thiệt là nản... Cán bộ đúng là kẻ thù của nông dân, khi xiết cổ nông dân để mua nông sản với giá rẻ, rồi bán kiê3u độ lượng với các “đối tác ưu ái...”

Hóa ra ông bà mình nói “phi thương bất phú” là sai rồi. Cũng là thương lái, nhưng thương lái cho chính phủ là đụng đâu, phá sản đó...

Ý kiến bạn đọc
12/05/201417:23:57
Khách
Người xưa cũng gian trá khôn cùng.Họ cho là "PHI THƯƠNG BẤC PHÚ" Tôi thì không nghĩ đơn giản như người ta thường nói.Mà là " KHÔNG GIAN THƯƠNG,THÌ BẤC PHÚ" thì đúng hơn.Con buôn thì lúc nào cũng gian trá.Không gian trá thì không bao giờ có được lời nhiều,không lời nhiều thì sẻ không trở thành "Đại gia".Vậy muốn được lời nhiều thì "BUÔN GIAN BÁN LẬN" là điều tất nhiên của tất cả các con buôn.Người mua bán chân thật không bao giờ giàu có được và cũng không bao giờ trở thành đại gia.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.