Hôm nay,  

Xài Tiền Dự Án

22/04/201400:00:00(Xem: 3500)

Vậy là có 2 dự án phải dẹp tại Việt Nam: Á Vận Hội ASIAD rút đăng cai, và chính phủ cơ nguy bị phạt 1 triệu đôla; và dự án sách giáo khoa 34.000 tỷ đồng, tương đương 1,6 tỷ đôla.

Báo Người Lao Động ghi lời PGS-TS Nguyễn Ngọc Điện, nhận định về việc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “rút đăng cai ASIAD 18 và sẽ xin đăng cai tổ chức sự kiện thể thao lớn nhất châu lục này vào một thời điểm khác. Câu chuyện như vậy đã khép lại phù hợp với ý nguyện của số đông người dân, dù có thể vẫn còn phải giải quyết các hệ quả pháp lý của việc này...”

Đơn giản vì VN không kham nổi chi phí quá lớn, trong lúc dân nghèo, nước yếu...

Bây giờ, VN hy vọng chỉ mất 1 triệu USD tiền phạt vì rút đăng cai ASIAD.

Bài viết ghi rằng:

“Một quy định khác thường được biết đến mang tính ràng buộc pháp lý là quốc gia chủ nhà dù rút lui vẫn sẽ phải chịu khoản tiền đặt cọc 1 triệu USD cho OCA. Dù chưa đặt cọc nhưng Việt Nam đã ký hợp đồng nên nếu như rút lui coi như Việt Nam phá bỏ hợp đồng...”

Nhưng thà như thế còn nhẹ. Mất 1 triệu, đỡ hơn mất vài trăm triệu đôla.

Trong khi đó, báo PetroTimes có bài viết “Những công trình thể thao trăm triệu đô la chỉ dùng 1 lần,” trong đó cho biết:

“Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình với số vốn đầu tư xây dựng hàng nghìn tỉ đồng nhưng chỉ phát huy tác dụng trong thời gian diễn ra SEA Games 22. Từ đó đến giờ, các công trình ở đây xuống cấp trầm trọng và bị “xẻ thịt” để sử dụng sai mục đích như làm trường học, quán bia hơi, nhà hàng, quán bar, massage, trụ sở công ty...”

Bây giờ tới dự án sách giáo khoa 34.000 tỉ đồng do Bộ Giáo Dục đề ra.

Con số này là kinh khủng: 1,6 tỷ USD.

Hãy hình dung rằng, tiền kiều hối gửi về năm ngoaí là 11 đô, thế là cúng một mảng lớn cho sách giaó khoa.

Sau khi dư luận phản đối dữ dội, ông Bộ Trưởng Giaó Dục liền chối biến... rằng ông không biết chuyện dự án có con số tiền khủng đó, và con số đó là do nhân viên dưới quyền của ông nêu ra... và lúc đó ông đang công du.

Soha đăng bản tin theo Trí Thức Trẻ viết lên một thắc mắc:

“..."Tại sao những người dưới quyền ông Bộ Trưởng lại lợi dụng khi ông đi vắng để nói những điều như thế, để rồi chính ông phải nhận là sai lầm và có lời xin lỗi?"

Vậy là cuối cùng, tư lệnh ngành giáo dục cũng đăng đàn truyền hình để trả lời về câu hỏi khiến dư luận sục sôi về vụ 34.000 tỉ đồng đầu tư đổi mới chương trình sách giáo khoa và “đổi mới một số thứ khác” trong giáo dục.

Dù ông Luận thừa nhận “đây là một sai sót, sơ suất đáng tiếc”, nhưng công chúng rất khó hiểu tại sao, mãi tận 6 ngày sau, khi “siêu bão 34.000 tỉ đồng” đã để lại những dư chấn nặng nề cho uy tín của Bộ giáo dục và khiến nhân dân giận dữ, Bộ trưởng Luận mới… đính chính và nhận sai sót.

Lý do của chậm đính chính và nhận sai sót có vẻ rất “mềm mại”: Đó là, Bộ trưởng đang bận công cán ở nước ngoài?”(ngưng trích)

Vậy thì, ở nước ngoaì không đọc báo hằng ngày? Không vào Internet xem tin? Không mở điện thoại đọc email?

Hay là, Bộ Giaó Dục có móc nối với các nhà in, với các nhà xuất bản, với vân vân... gì không?

Nhưng, khi làm dự án, có bao nhiêu phần trăm phải chia chác?

Tác giả Nguyễn Trần Sâm viết trên blog Quê Choa qua bài “Người ta ăn bao nhiêu phần trăm?” kể rằng:

“Bạn có biết trong một dự án thường thì người ta “ăn” mất khoảng bao nhiêu phần trăm?

Tôi đã từng vài lần nêu câu hỏi này cho mấy người quen. Có người nói vài chục phần trăm. Người tỏ ra hiểu thời thế hơn thì bảo bây giờ có khi bọn chúng nó ăn đến quá nửa.

Nhưng ngay từ năm 1995, khi tham nhũng chưa thành quốc nạn, một thằng em họ tôi làm chủ tịch xã nói nó theo anh gì đó trên tỉnh ra bộ xin tiền làm mấy cái cống tiêu nước, cái ông ký cho dự án bảo 50% (để lại cho ổng). Không thì ổng cho nơi khác. Đó là mới ở cái nấc trên cùng. Từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống xã, rồi qua cánh nhận thầu, đến bọn trực tiếp thi công, mỗi nơi lại vài chục phần trăm của phần còn lại,… Thế là mất khoảng 70-80%...”(ngưng trích)

Mất toi 80% sao?

Thế rồi, 80% của 1,6 tỷ USD là bao nhiêu?

Hay nhỉ, quan chức giáo dục, nhưng chẳng ăn cho điều độ tí nào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.