Bạn,
Theo báo quốc nội, từ trung tuần tháng 12 Dương lịch đến cận Tết Nguyên đán là mùa làm ăn của dân buôn lậu ở các khu vực dọc biên giới Tây Nam VN. Vào thời gian này, hoạt động buôn lậu diễn ra công khai trước sự bất lực của các cơ quan chức năng CSVN tại địa phương. Báo NLĐ ghi như sau.
Lúc đi theo tuyến Tỉnh lộ 952 từ thị trấn Tân Châu lên cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (An Giang), phóng viên hết sức ngạc nhiên vì giữa ban ngày ban mặt, trong giờ làm việc mà từng đoàn xe đạp thồ nghênh ngang chở những bao đường cát nhập lậu chạy nườm nượp. Chen lẫn trong dòng xe đạp thồ, hàng chục chiếc xe gắn máy phân khối lớn chở đầy ắp hàng hóa phóng vèo vèo, lạng lách như làm xiếc trên mặt đường nhựa. Ở khu vực chợ và biên giới Vĩnh Xương dân buôn lậu còn lộng hành hơn: đường cát, thuốc lá ngoại, hàng điện tử, vải vóc, quần áo nhập lậu được vận chuyển công khai bằng đủ thứ phương tiện, chẳng thấy ai tỏ vẻ e dè, giấu giếm. Một viên chức UB xã Vĩnh Xương cho biết: Gần đây dân buôn lậu chẳng sợ ai, có ngày còn dám kéo hàng đoàn xe đạp ngang UB xã để chọc tức, mỗi chiếc chỉ chở chừng 5-10 kg đường cát. Một viên chức khác của xã này cho biết thêm: Hiện nay dân buôn lậu không thèm trốn tránh, vận chuyển hàng ban đêm nữa, mà chuyển sang đánh bài ngửa hoạt động giữa ban ngày, ngay trong giờ làm việc của ủy ban. Nếu bị lực lượng chống buôn lậu phục kích, thì sẵn sàng nhảy xổ vào đánh tháo cho nhau để cướp hàng lại, có nhiều trường hợp tang vật đã được đưa về trụ sở UB xã nhưng dân buôn lậu vẫn cậy đông ào vào cướp hàng. Đáng ngại nhất là dân buôn lậu thuốc lá và hàng điện tử, điện gia dụng. Nhóm này sử dụng xe đôn dên xoáy nòng đi thành đoàn, chạy bạt mạng, nếu lực lượng chống buôn lậu đua theo chúng sẵn sàng ép xe. Trường hợp có ai bị té ngã thì cả xóm kéo đến UB bắt đền tiền thuốc thang làm náo động khắp nơi.
Trong khi đó, ở phía bên kia sông Tiền thuộc địa phận xã Thường Phước (Hồng Ngự - Đồng Tháp), dân buôn lậu cũng bắt đầu rục rịch chuẩn bị cho mùa làm ăn Tết. Một viên chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Thường Phước cho biết: gần một tháng nay tuy số vụ vận chuyển hàng lậu qua biên giới không tăng nhưng các nguồn tin từ cơ sở cho thấy dân buôn lậu đang dần dần tập kết hàng hóa về biên giới. Viên chức này giải thích: Phần lớn hàng hóa dân buôn lậu đưa qua biên giới đều xuất phát từ những kho tập kết hàng. Hiện nay ngoài các mặt hàng buôn lậu truyền thống như đường cát, quần áo sida, vải vóc, hàng điện tử, điện gia dụng, thuốc lá điếu thì dân buôn lậu đang chuyển sang mặt hàng mới là ly, chén thủy tinh các loại. Mặt hàng này tuy cồng kềnh, khó vận chuyển nhưng mức lời lãi không thua gì đường cát: Đưa trót lọt qua biên giới một thùng ly, chén thủy tinh (72 cái) dân buôn lậu lời từ 12 ngàn đồng đến 15 ngàn đồng, mỗi chuyến có thể chở được 2 thùng và mỗi ngày chỉ cần đi 2 chuyến là có thu nhập 50 ngàn đồng - 60 ngàn đồng.
Bạn,
Cũng theo báo NLĐ, trên thực tế, lâu nay chuyện chống buôn lậu ở tuyến biên giới Tây Nam là "chuyện hàng ngày", nhưng cho đến nay vẫn chưa có giải pháp và các địa phương có đường biên giới đang hết sức bối rối. Viên chủ tịch huyện Tân Châu (An Giang) thú nhận "chống buôn lậu như lâu nay vẫn làm không hiệu quả. Nhiều vụ buôn lậu lớn bị triệt phá nhưng buôn lậu không vì thế mà co vòi."
Theo báo quốc nội, từ trung tuần tháng 12 Dương lịch đến cận Tết Nguyên đán là mùa làm ăn của dân buôn lậu ở các khu vực dọc biên giới Tây Nam VN. Vào thời gian này, hoạt động buôn lậu diễn ra công khai trước sự bất lực của các cơ quan chức năng CSVN tại địa phương. Báo NLĐ ghi như sau.
Lúc đi theo tuyến Tỉnh lộ 952 từ thị trấn Tân Châu lên cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (An Giang), phóng viên hết sức ngạc nhiên vì giữa ban ngày ban mặt, trong giờ làm việc mà từng đoàn xe đạp thồ nghênh ngang chở những bao đường cát nhập lậu chạy nườm nượp. Chen lẫn trong dòng xe đạp thồ, hàng chục chiếc xe gắn máy phân khối lớn chở đầy ắp hàng hóa phóng vèo vèo, lạng lách như làm xiếc trên mặt đường nhựa. Ở khu vực chợ và biên giới Vĩnh Xương dân buôn lậu còn lộng hành hơn: đường cát, thuốc lá ngoại, hàng điện tử, vải vóc, quần áo nhập lậu được vận chuyển công khai bằng đủ thứ phương tiện, chẳng thấy ai tỏ vẻ e dè, giấu giếm. Một viên chức UB xã Vĩnh Xương cho biết: Gần đây dân buôn lậu chẳng sợ ai, có ngày còn dám kéo hàng đoàn xe đạp ngang UB xã để chọc tức, mỗi chiếc chỉ chở chừng 5-10 kg đường cát. Một viên chức khác của xã này cho biết thêm: Hiện nay dân buôn lậu không thèm trốn tránh, vận chuyển hàng ban đêm nữa, mà chuyển sang đánh bài ngửa hoạt động giữa ban ngày, ngay trong giờ làm việc của ủy ban. Nếu bị lực lượng chống buôn lậu phục kích, thì sẵn sàng nhảy xổ vào đánh tháo cho nhau để cướp hàng lại, có nhiều trường hợp tang vật đã được đưa về trụ sở UB xã nhưng dân buôn lậu vẫn cậy đông ào vào cướp hàng. Đáng ngại nhất là dân buôn lậu thuốc lá và hàng điện tử, điện gia dụng. Nhóm này sử dụng xe đôn dên xoáy nòng đi thành đoàn, chạy bạt mạng, nếu lực lượng chống buôn lậu đua theo chúng sẵn sàng ép xe. Trường hợp có ai bị té ngã thì cả xóm kéo đến UB bắt đền tiền thuốc thang làm náo động khắp nơi.
Trong khi đó, ở phía bên kia sông Tiền thuộc địa phận xã Thường Phước (Hồng Ngự - Đồng Tháp), dân buôn lậu cũng bắt đầu rục rịch chuẩn bị cho mùa làm ăn Tết. Một viên chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Thường Phước cho biết: gần một tháng nay tuy số vụ vận chuyển hàng lậu qua biên giới không tăng nhưng các nguồn tin từ cơ sở cho thấy dân buôn lậu đang dần dần tập kết hàng hóa về biên giới. Viên chức này giải thích: Phần lớn hàng hóa dân buôn lậu đưa qua biên giới đều xuất phát từ những kho tập kết hàng. Hiện nay ngoài các mặt hàng buôn lậu truyền thống như đường cát, quần áo sida, vải vóc, hàng điện tử, điện gia dụng, thuốc lá điếu thì dân buôn lậu đang chuyển sang mặt hàng mới là ly, chén thủy tinh các loại. Mặt hàng này tuy cồng kềnh, khó vận chuyển nhưng mức lời lãi không thua gì đường cát: Đưa trót lọt qua biên giới một thùng ly, chén thủy tinh (72 cái) dân buôn lậu lời từ 12 ngàn đồng đến 15 ngàn đồng, mỗi chuyến có thể chở được 2 thùng và mỗi ngày chỉ cần đi 2 chuyến là có thu nhập 50 ngàn đồng - 60 ngàn đồng.
Bạn,
Cũng theo báo NLĐ, trên thực tế, lâu nay chuyện chống buôn lậu ở tuyến biên giới Tây Nam là "chuyện hàng ngày", nhưng cho đến nay vẫn chưa có giải pháp và các địa phương có đường biên giới đang hết sức bối rối. Viên chủ tịch huyện Tân Châu (An Giang) thú nhận "chống buôn lậu như lâu nay vẫn làm không hiệu quả. Nhiều vụ buôn lậu lớn bị triệt phá nhưng buôn lậu không vì thế mà co vòi."
Gửi ý kiến của bạn