Hôm nay,  

Học Sinh Thê Thảm

12/03/201300:00:00(Xem: 6728)
Hoàn cảnh học trò Việt Nam luôn luôn bị xô đẩy bởi những thế lực cha chú: Bộ Giáo Dục & Đào Tạo luôn luôn in ra những cuốn sách có cờ lạ, và bây giờ có thêm con giáp lạ; trong khi các quan huyện, quan xã nhiều nơi lại thẳng tay thu phí các em trong đủ thứ chuyện...

Báo Tiền Phong đăng theo tin báo Khám Phá, nói rằng sách mẫu giáo lại in nhầm con giáp của Tàu, trong khi thông tấn VnExpress nói rằng học trò đi qua cầu tre bị các quan Quảng Ngãi thu phí, thế là phải lội sông.

Bản tin báo Tiền Phong/Khám Phá kể rằng, một phụ huynh vừa gửi cuốn “Cầu vồng”, số Tết Quý Tỵ (Kỳ 9, tháng 2-2013) dành cho trẻ mẫu giáo của nhà xuất bản Dân Trí có in hình 12 con giáp của Trung Quốc.

Bản tin viết:

“Cuốn Cầu vồng, kỳ 9 này gồm các bài viết có chủ đề ngày Tết cổ truyền với những phong tục, tập quán, món ăn, loài hoa cắm ngày Tết của người Việt. Thế nhưng ở trang 24 của cuốn tạp chí này lại in hình con giáp của Trung Quốc với sự xuất hiện của chú thỏ chứ không phải chú mèo của Việt Nam.”

Bản tin cũng nhắc thêm, rằng trước đó, “độc giả đã phát hiện 3 cuốn sách cho trẻ mầm non có in lá cờ Trung Quốc. Đó là cuốn “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1" của NXB Dân Trí, tập 2 bộ sách “10 phút cho bé trước giờ đi ngủ” của NXB Mỹ Thuật và cuốn “Bé làm quen với chữ cái" của NXB Sư Phạm.”


Trong khi đó, thông tấn VnExpress rằng, vào “mùa mưa thì đu dây, còn vào mùa nắng, hàng trăm học sinh ở xã Sơn Ba, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi), phải lội sông sâu đến trường tìm "chữ" vì không có tiền trả phí qua cầu tre.”

Chuyện xảy ra ở Sông Re, người dân tự làm cầu tre bắc ngang qua sông Re lập trạm thu phí từ 2000 đến 5000 đồng (kèm theo xe đạp, xe máy) hai lượt qua lại.

Bản tin nói:

“Hôm nào có tiền nộp phí qua cầu thì học sinh ở các thôn: Làng Bung, Mò O, Làng Gìa, Làng Chai vượt sông Re qua Làng Tranh đến trường đi trên chiếc cầu tre này. Còn những ngày không có tiền nộp phí qua cầu thì học sinh Tiểu học, THCS Sơn Ba đành lội sông sâu đến trường.”

Mùa nắng, những chiếc bè phao ngưng hoạt động, người dân thôn Bung, Mò O, làng Già, làng Chai tự làm cầu tre bắc ngang qua sông Re để thu phí 2.000 - 5.000 đồng (kèm theo xe đạp, xe máy) hai lượt qua lại. Hôm nào có tiền thì học sinh đi cầu tre đến trường, khi hết tiền thì đành lội sông...

Nước thường ngập đến bụng nên các bạn nam sinh thường cởi quần dài khi vượt sông.

Sách vở rơi xuống sông ướt nhèm, lấm lem bùn đất là chuyện thường...”

Hồi xưa có ca khúc nỗi tiếng, trong đó viết “học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau...” Nhưng bây giờ gặp “cờ lạ,” vậy tổ quốc nào cho các em? Và bắt các em lội sông, có phải để sau này thi bơi Thế Vận?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.