Hôm nay,  

Ngoại Tệ Số 1

11/06/199900:00:00(Xem: 6355)
Bạn,
Cách đây gần một năm, ngân hàng nhà nước Cộng sản Việt Nam ra thông báo yêu cầu các đơn vị kinh doanh phải sử dụng tiền đồng Việt Nam để thanh toán trong các thương vụ nội địa, không được dùng tiền đô làm đơn vị tiền tệ trong các hoạt động thương mại trong nước. Thật ra, thông báo này chỉ nhắc lại một nghị định của chính phủ CSVN phổ biến từ đầu năm 1996 về phương thức thanh toán trong giao dịch giữa các đơn vị kinh tế. Mới đây, vào thượng tuần tháng 5, ngân hàng nhà nước CSVN cũng lại ra một thông tư bổ sung yêu cầu các công ty, xí nghiệp không được giữ nhiều ngoại tệ trong quỹ riêng, phải gửi vào tài khoản ở ngân hàng. Giá đặt hàng và bán hàng phải quy ra tiền đồng Việt Nam trong các hợp đồng thương mại.
Dù đã có nhiều văn thư thông báo của ngân hàng nhà nước Cộng sản Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp vẫn cứ "linh động" sử dụng tiền đô trong giao dịch, thanh toán nợ nần. Hiện trạng này được báo trong nước ghi nhận như sau:
Trong hơn 3 năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã ra nhiều thông báo về việc sử dụng tiền đồng làm bản vị giao dịch. Vừa rồi, lại có thêm một thông báo bổ sung. Thật ra đây chỉ một quy định có hiệu lực từ lâu và được nhắc lại khá nhiều lần trong vài năm gần đây. Tuy nhiên chuyện sử dụng đồng đô la trong yết giá, giao dịch, trong thanh toán phổ biến đến nỗi có nhiều người khi đi du lịch sang các nước láng giềng ở Đông Nam Á vẫn dùng tiền đô để mua sắm và họ đã phải ngạc nhiên khi thấy dân của các nước đó không chịu nhận trả tiền bằng đô la mà bằng nội tệ của nước đó.

Một quy định chỉ có thể có hiệu quả hơn các quy định cũ nếu các cơ quan nhà nước, kể cả doanh nghiệp quốc doanh, làm gương mẫu trong thực hiện. Khó lòng thuyết phục người dân trong nước và người nước ngoài đang sinh sống tại đây dùng tiền đồng Việt Nam khi họ thấy những gì liên quan đến nước ngoài đều được yết giá bằng đô la Mỹ. Tiền vé máy bay, tiền thuê sân bay, tiền điện, tiền nước, tiền lương công nhân, tiền thuế đều tính bằng tiền đô thay vì bằng tiền đồng Việt Nam.
Một thông tin khác cho biết trong suốt thời gian đồng Yen bị chao đảo, cuộc sống bình thường của người dân Nhật vẫn bình chân như vại một phần vì trong cuộc sống ít khi họ phải so sánh đồng tiền của nước họ với đồng đô la Mỹ như ở Việt Nam chúng ta. Cũng vì thói quen tính giá trị hàng hóa bằng đô la Mỹ mà chúng ta chưa nhận ra hết hậu quả và tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á, chưa thấy hết mức độ giảm sút tính cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực của Việt Nam so với các nước trong khu vực khác.
Bạn,
Như báo Sài Gòn đã nhận định, trong hơn 3 năm qua, ngân hàng nhà nước CSVN đã ra nhiều thông báo, văn thư nhắc các đơn vị kinh doanh, các cơ sở thương mại không được sử dụng tiền đô làm bản vị, thế nhưng trong thực tế, tiền đô vẫn được xem là ngoại tệ số 1 trong các thương vụ giao dịch. Ngay cả trong vay mượn, tiền đô được xem là bản vị để thanh toán, vì rằng tiền đô ít khi bị trượt giá trên thị trường tài chánh Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.