Hôm nay,  

Dệt May Gian Nan

03/12/201200:00:00(Xem: 10005)
Bạn thân,
Dệt may là ngành xuất khẩu thu nhiều ngoại tệ cho VN, tạo được nhiều việc làm cho hàng trăm ngàn công nhân, tuy nhiên chính ngành này lại lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Nghĩa là, kinh tế VN phải bám sát kinh tế TQ mới có thể tương sinh... Đó là định mệnh bi thảm của dân tộc Việt, khi dễ bị bức hiếp.

Báo Kinh Tế Đô Thị hôm 29-11-2012 cho biết: “Xuất khẩu (XK) dệt may đến cuối tháng 11/2012 đã đạt 13,78 tỷ USD, nhưng theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), nhưng để đạt được mục tiêu 17 tỷ USD trong năm 2012, ngành dệt may phải nỗ lực rất nhiều để khơi thông thị trường. Năm 2012 đang dần khép lại với nhiều lo lắng cho DN dệt may, dù doanh thu và kim ngạch XK tăng nhưng lợi nhuận giảm đến một nửa, hiệu quả kinh doanh không bằng năm 2011.”

Lợi nhuận giảm?

Vấn đề còn là, 70% nguồn nguyên liệu là nhập từ TQ và Nam Hàn.

Báo Công Thương gọi đó là “Vật vã... dệt may!”

Báo này viết hôm 29-11-2012:

“Năm 2014, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ có hiệu lực, Hoa Kỳ là đích nhắm đối với nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng để tham gia TPP, dệt may Việt Nam phải đối mặt với không ít cản ngại.

CôngThương - TPP chỉ chấp nhận hàng hóa là xuất xứ Việt Nam đối với sản phẩm có nguyên liệu xuất xứ từ các đối tác TPP, trong khi đó khoảng 70% vải, phụ kiện, cho ngành may mặc Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc - những nước không phải đối tác TPP. Đó là nguyên nhân làm phức tạp việc đàm phán, xác định xuất xứ các sản phẩm may mặc Việt Nam.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), ngành dệt trong nước rất yếu, 70% nguyên liệu phải nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc. Do vậy, phải tăng cường phát triển nguồn nguyên liệu trong nước.

Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh đầu tư tăng diện tích vùng trồng bông, rất cần đến sự hỗ trợ của nhà nước với những chính sách ưu đãi hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật từ nước ngoài cho ngành dệt....”

Quả nhiên là vấn vã, quả nhiên là gian nan.

Tưởng là ngành may dệt là mũi nhọn kinh tế xuất khẩu, hóa ra lại là để lệ thuộc cán dao tận Bắc Kinh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.