Hôm nay,  

Giáo Dục Đổi Mới

08/10/201200:00:00(Xem: 6630)
Bạn thân,
Tớ vẫn không bao giờ quên ở nhà nước VNCH thời trước 1975. Không phải chuyện gì cao siêu kiểu như chính sách vĩ mô kinh tế hay chính trị nhân bản gì hết. Thật sự là đơn giản: tớ học tiểu học, trung học, đaị học đêù miễn phí. Tuyệt vời là thế.

Tiểu học thời đó không có mẫu giáo, hay nếu có, theo tớ nhớ, thì Sài Gòn cũng chưa có. Còn thời trung học là thi vào trường công từ Đệ Thất, thế là một lèo học chùa, học miễn phí, thật là tuyệt vời. Rồi sau đó là vào Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, chỉ tốn tiền mua sách thôi.

Vậy mà, chế độ “nghìn lần dân chủ của búa liềm xã hội chủ nghĩa” lại bắt học sinh nộp học phí quá cao, tới mệt nghỉ.

Do vậy, tớ rất là hài lòng khi đọc lời khuyến cáo rằng đừng nên thu tiền giáo dục phổ cập.

Báo SGGP trong bài viết “Giáo dục - Cần đổi mới từ đâu?“ đã ghi lời của một vị Phó Giáo Sư, trích:

“PGS Mạc Văn Trang: Không được thu tiền giáo dục phổ cập

Đổi mới giáo dục là đòi hỏi bức thiết của giáo dục, nhưng vấn đề khó khăn là với những con người đó, bộ máy đó, những điều kiện đó thì chúng ta có thể làm gì và bắt đầu từ đâu để đạt được những mục tiêu trong vòng 3-5 năm trước mắt và tạo cơ sở cho phát triển bền vững giáo dục Việt Nam.

Có 2 cách làm, một là dỡ ra làm lại từ đầu. Nhưng điều này vô cùng khó khăn và phải tính làm sao để chắc chắn, an dân. Cách làm thứ 2 là phân tích toàn bộ hệ thống giáo dục và những tác động từ bên ngoài (chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội…) làm biến dạng bản chất giáo dục, từ đó chấn chỉnh lại một cách căn bản và toàn diện những chỗ hỏng hóc, sai lệch, yếu kém để hệ thống giáo dục trở về với đúng bản chất của nó, tạo đà cho tiếp tục đổi mới và phát triển bền vững. Có nghĩa, đổi mới căn bản toàn diện giáo dục là một quá trình lâu dài 10-15 năm, trong đó 3-5 năm đầu phải làm cho giáo dục trở về đúng bản chất của nó.


Tôi chọn cách làm thứ 2 và có 5 kiến nghị. Một là phải lo đủ trường lớp, chỗ học cho tất cả học sinh từ mầm non đến đại học. Hai là giáo viên từ mầm non đến đại học phải đủ sống ở mức trung lưu của xã hội để không được làm những việc tổn hại đến uy tín nhà giáo trước xã hội. Ba là trò phải ra trò, tức là phải xác định rõ yêu cầu, tính chất, mục tiêu của từng cấp học, bậc học, ngành học và các chuẩn chất lượng phải đạt được. Bốn là hệ thống giáo dục hiện hành phải thay đổi, cần nhập Tổng cục dạy nghề bên Bộ LĐTB-XH về Bộ GD-ĐT để quy về một mối, tạo điều kiện cho liên thông, quản lý thống nhất.

Mạng lưới các trường học từ mầm non đến đại học phải phân bố hợp lý, theo tầm nhìn trung và dài hạn, bảo đảm ai cũng được học hành và đáp ứng nhu cầu nhân lực vùng kinh tế. Thứ năm là thay đổi về công tác quản lý giáo dục. Phải đủ luật và quản nghiêm theo luật thì giáo dục mới đi vào nề nếp; phân cấp quản lý phải rõ trách nhiệm, không thể buông lỏng như hiện nay. Đặc biệt, giáo dục phổ cập (bắt buộc) thì không được thu tiền nữa, ngược lại còn phải lo trợ cấp cho trẻ nghèo đến trường.”

Phải như thế, phải như thế... Tuy là chưa được như thời xưa.

Phải như thế, phải như thế...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.