Hôm nay,  

Trẻ Thơ Ở Công Trường Rác

24/09/199900:00:00(Xem: 6117)
Bạn,
Tại khu vực Đông Thạnh, ngoại ô thị trấn quận lỵ Hóc Môn, có một khu vực chứa rác rất lớn được ngành Vệ sinh Môi trường Sài Gòn đặt tên là “Công trường xử lý rác Đông Thạnh”. Ghé đến công trường rác này là ghé vào một khu vực khốn cùng nhất của ngoại thành Sài Gòn, vì đây là trung tâm tập hợp bao thứ mùi tanh hôi, giòi bọ, thế nhưng cũng chính tại công trường rác này, mỗi chiều đến giờ xe rác về, gần ngàn con người bu vào lượm rác để mưu sinh. Trong số ấy, phụ nữ và trẻ em chiếm tỷ lệ đông nhất. Riêng về trẻ em, đa số ở độ tuổi từ 10 đến 14, 15. Do hoàn cảnh, các em đã “trực chiến” hàng đêm tại công trường rác này như nội dung đoạn ký sự sau đây trích từ báo Sài Gòn:
Chiều Thứ bảy, sau một trận mưa lớn, bãi rác Đông Thạnh lại càng khủng khiếp hơn: thứ sình đặc biệt gặp nước nhão ra, lún đến quá mắt cá chân người lớn-mà con đường từ cổng công trường vào đến tận nơi đổ rác thì xa diệu vợi. Như thường lệ, vào 4 giờ chiều, mặc mưa gió, bọn trẻ vẫn cứ lăng xăng chuẩn bị mọi thứ để vào trận: ủng cao su, đèn soi đen trước trán, bình ắc quy đeo ở hông, móc sắt cầm tay và những cái bao to vác vai. Lẫn trong dòng người nườm nượp đổ vào bãi rác, những đứa trẻ dường như vội vàng hơn. Các em đã dễ dàng chấp nhận chỗ đứng-việc làm mà các bậc sinh thành đã bày cho chúng.

Một cư dân ở đây cho biết: Lũ trẻ là con của dân tứ xứ kéo về, dân ở miền Tây nhiều hơn cả. Hễ đứa nào vừa biết đi, biết chạy, biết cầm tiền mua bánh ăn là ba má chúng cho đi lượm rác. Nghề coi dơ bẩn thế nhưng gia đình nào đông con đi lượm, từ chiều đến 2-3 giờ sáng thu được cả trăm ngàn. Ngược với dòng người đổ về bãi rác, một chú bé cà nhắc quay trở lại. Tôi đón chú bé lại và hỏi. Câu trả lời của trẻ con: Con tên là Hậu, 12 tuổi, đi lượm được bốn năm rồi. Có đi học lớp tình thương nhưng vì đi lượm suốt đêm, ban ngày không đủ sức học... nhà con có ba anh em đi lượm. Ba con làm nghề thu ve chai. Có nghĩa rằng không ít gia đình chưa phải là cùng cực quá và vẫn đẩy các con nhỏ của mình vào kiếm sống giữa môi trường ô nhiễm vốn không dành cho con người như thế. Và cậu bé này còn cho biết một nguyên nhân mà em bỏ về: “Con bị thương. Một khối rác ép cứng từ xe rớt xuống đè trúng chân con”. Chuyện tai nạn lao động trong bãi rác diễn ra như cơm bữa mà người lớn thì dễ tránh hơn trẻ con. Anh Sáu ở gần cổng công trường cho biết: Mấy tháng trước có người chết: một thằng bé mười mấy tuổi vì ham lượm chui đầu vô guồng máy của xe rác, bẹp dí... Còn chuyện con nít lao xao không biết tránh đường cho xe rác vô ra, bị cọ quẹt gây thương tích, bị cán chết hoài. Thấy quá nhiều tai nạn, công trường yêu cầu ai muốn vào bãi rác để lượm thì làm tờ cam kết: nếu bị lỡ tai nạn thì rán chịu, vì đây là chỗ xử lý rác-không phải nơi an toàn.
Đêm về, đoàn lượm rác ở Đông Thạnh trông giống hàng ngàn con đom đóm với thứ ánh sáng vàng võ trên đầu. Họ mãi miết cụm đầu lượm. Những đứa trẻ cũng gắng sức theo người lớn vì các em cũng phải tốn một số tiền y như người lớn cho chỗ ở của mình trong những cái trại bằng lá lụp xụp cất theo kiểu nhà sàn ở sát cổng sân trường. Các trẻ tội tình này theo gia đình lưu vong vào thành phố với muôn vàn hoàn cảnh: thiên tai, trốn nợ, trốn địa phương...
Bạn,
Đa số các em lăn lộn trong “nghề” lượm rác đều thất học. Cũng như bao trẻ em khác cùng trang lứa, các em vẫn mơ ước có được một tuổi thơ êm đềm, được cắp sách đến trường, nhưng cuộc sống đầy khắc nghiệt của gia đình, sự vô tình hoặc nhẫn tâm của cha mẹ các em đã đẩy các em vào sự khốn khổ tận cùng để bán mặt cho rác, bán lưng cho trời!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.