Hôm nay,  

Văn Hóa Chen Lấn?

22/08/201200:00:00(Xem: 13805)
Bạn thân,
Nhiều người nói rằng dân Việt Nam không có văn hóa chen lấn. Nghĩa là, không chịu đứng vào hàng, cứ chen lên trước, cứ chen vô giữa, cứ lấn cho người ta dạt ra sau để mình đứng trước. Có đúng như thế không, và tại sao?

Không hoàn toàn đúng đâu. Bởi vì tớ nhớ bằng trí nhớ mù mờ của mình rằng, có một thời xa xưa, dân Miền Nam đã đứng xếp hàng rất tuyệt vời. Đó là khi xách thùng ra các vòi phông-tên chờ gánh nưóc về. Lúc đó, má tớ hàng ngày gánh mấy thùng về, thì tớ là con nít chạy lon ton theo. Những người đàn bà nội trợ, và các chị gánh nước thuê Sài Gòn không bị người cảnh sát nào chỉ huy hết, mà họ tự động xếp hàng dọc trước những vò nước phông-tên. Lúc đó, họ bình đẳng nhau, có phụ nữ xếp hàng đó bình đẳng nhau.

Tại sao thói quen xếp hàng biến mất? Tớ nghĩ là sau này, do chính sách bất bình đẳng của thời sau 1975, khi phân biệt ra các diện “chính sách,” diện này, diện nọ. Kể cả chuyện đưa con đi học trường công, thời trước 1975 là bình đẳng, sau 1975 là chia ra đủ thứ diện. Từ đó, là sự chen lấn, làm mất hàng diễn ra trong tâm thức, và rồi qua đủ thứ chuyện.

Báo Đại Đoàn Kết trong bài phân tích của nhà bình luận Bắc Phong, tựa đề “Văn hóa ứng xử: SOS!” đã có đoạn như sau:

“2. Bàn về văn hóa ứng xử, hay nói thẳng ra là tình trạng thiếu văn hóa trong khi tham gia giao thông, GS.TS Phạm Đức Dương - Chủ tịch Hội Nghiên cứu Đông Nam Á học Việt Nam cho rằng: mặc dù đã ở vào giai đoạn công nghiêp hóa, hiện đại hóa nhưng chúng ta vẫn nặng tâm lý tiểu nông, mà một biểu hiện rất cụ thể là chen lấn. Rộng cũng chen mà chật cũng chen, làm cho đường xá đã chật càng thêm chật chội. Tuy nhiên, văn hóa giao thông (VHGT) còn thể hiện ở rất nhiều mặt đáng trách khác.

Ở Việt Nam hiện nay, trong rất nhiều trường hợp người ta vô tư vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Cho dù đã "kêu gào” hết sức, nhưng ngay tại các đường phố trung tâm Hà Nội, người ta vẫn vượt đèn đỏ ào ào, không đếm xỉa gì đến VHGT. Việc không đội mũ bảo hiểm là không hiếm, nhất là với giới trẻ. Đã thế khi vi phạm luật còn thản nhiên chống lại người thi hành công vụ. Tưởng chỉ những thanh niên bia rượu "biêng biêng”, không phân biệt phải trái, hoặc sai lè cũng cố làm liều; mà ngay cả những thiếu nữ ăn mặc hợp thời trang, đi xe xịn lại càng cố tỏ ra sành điệu khi lao vào tấn công cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ… Tàn nhẫn và vô lương tâm hơn, không ít tài xế gây tai nạn, thương vong cho người đi đường lại bỏ trốn. Rõ ràng, thiếu hụt năng lực VHGT ở đây đồng nghĩa với vi phạm luật, coi thường luật, coi rẻ tính mạng con người. Đó là thứ văn hóa ích kỉ.

Cũng ở Hà Nội, lâu nay người ta vẫn nói: ra đường là ra... chiến trường, bởi phải chen lấn, chịu cảnh ùn tắc liên miên, buộc phải hít khói bụi độc hại và chịu đựng tiếng ồn, đồng thời cũng không biết tai nạn giáng xuống đầu mình lúc nào. "Đầu thì bẹp dúm, mũ còn nguyên” - câu nói cửa miệng này là để chỉ cái cảnh khi bị xe đâm, cho dù có mũ bảo hiểm thì vẫn... vỡ đầu. Vì sao vậy? Không có con số thống kê chính thức nhưng có thể nói không dưới 70% số mũ bảo hiểm đang được sử dụng là mũ rởm, chất lượng rất thấp. Nếu GS Phạm Đức Dương rất bực vì tâm lý tiểu nông thông qua chuyện chen lấn, thì ở đây là tâm lý lừa dối, lừa dối chính quyền, lừa dối cơ quan chức năng ở cả người sản xuất mũ bảo hiểm, người bán và người sử dụng. Văn hóa không thể là sự dối lừa, nhưng sự dối lừa đã nghiễm nhiên được chấp nhận...”

Thế đấy, thế đấy... Riêng ở Sài Gòn thì tớ biết, một thời không hề có chuyện chen lấn, mà mọi người tự động xếp hàng, với thùng nước xếp dọc chờ nhau, trước những vòi nước phông-tên. Thời đó, chưa có cán bộ nào chen lấn theo diện chính sách cả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.