Hôm nay,  

Văn Hóa Chàm, Đất Việt

05/08/201200:00:00(Xem: 10162)
Bạn thân,
Một thời chúng ta say mê tiếng hát Chế Linh... Vân đó là giọng ca gốc Chàm. Nền văn hóa Chàm đã quyện vào văn hóa Việt sau nhiều thế kỷ, với những tinh hoa bồi đắp cho những thế hệ tương lai.

Và rồi một thời tớ bắt gặp thơ của Inrasara, một nhà thơ Chàm nhưng sử dụng ngôn ngữ Việt tuyệt vời thơ mộng.

Như các dòng thơ này:
Có người thơ tấp tểnh đi buôn
lận lưng ít nắng quê làm vốn
đi, cứ đi phiêu giạt đất trần
chân sạn, buồn đầy, hai tay trắng

Trời ạ, ai mà làm thơ tuyệt vời như thế. Mà lại là nhà thơ Chàm, có bút hiệu là Inrasara.

Nhưng quá khứ vẫn còn nhiều di tích của nền văn hóa độc đáo Champa.

Thông tấn Infonet mới loan tin rằng Đà Nẵng vừa phát hiện "mỏ vàng" di tích Việt - Chăm.

Bản tin kể:

“Chiều 2/8, ông Võ Văn Thắng, Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng cho hay, nền móng của một ngôi đền tháp Chăm có niên đại sau thế kỷ thứ X vừa được phát hiện sau hơn nửa tháng khai quật khảo cổ học tại khu vực tổ 3, làng Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng).

Phát lộ nền móng đền tháp Chăm ngàn năm tuổi

Theo đó, đợt khai quật này đang được Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng phối hợp với Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thực hiện. Trên tổng diện tích khoảng 500m2, các nhà khảo cổ đã phát hiện một quần thể phế tích, trong đó đáng chú ý nhất là nền móng của ngôi đền tháp Champa được xây dựng cách đây khoảng 1.000 năm.

"Qua xác định ban đầu, ngôi đền tháp Champa này có diện tích khoảng 16x16m với 4 góc tháp, 3 cửa phụ, 1 cửa chính. Các nhà khảo cổ đã xác định vị trí tháp chính, kích thước, vị trí trung tâm nơi đặt bệ thờ… Sắp đến chúng tôi sẽ tiếp tục xác định các bậc lên xuống ở các cửa tháp, độ dày của tường tháp, xác định độ rộng của tường tháp, kết cấu nền móng dưới tháp…" - Ông Nguyễn Xuân Mạnh, cán bộ giảng dạy bộ môn khảo cổ học (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) đang trực tiếp làm việc tại hiện trường cho biết.

Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng Võ Văn Thắng cho biết, trong lần khai quật này tại di chỉ làng Phong Lệ không phát hiện các hiện vật quý giá như lần khai quật trước mà chỉ phát hiện dấu tích nền móng của khu đền tháp, tuy nhiên khu đền tháp này rất to lớn. Hiện các nhà khảo cổ đang tiếp tục khai quật để làm rõ ngôi tháp Chăm này. Qua đó, có kế hoạch bảo vệ nhằm phục vụ công tác bảo tồn, giáo dục và du lịch...”

Tuyệt vời là thế. Nền văn hóa Chàm như thế đã có những chiều sâu chưa được dò ra hết. Nhưng chính nơi đây chúng ta mới biết rằng, trong dòng máu người Đà Nẵng vẫn lưu chảy một phần của dân tộc Champa.

Lẽ vô thường của trời đất đã xóa sổ nhiều đền đàp, tháp cổ... và rồi vẫn lưu giữ trong máú chúng ta chút gì của người xưa. Đừng nói rằng anh thế naỳ, chị thế kia. Từ một thời thật xưa là xưa, và rồi chúng ta bây giờ, trong chủng tử vẫn là những gì chia sẻ lẫn nhau. Mà chúng ta không biết hết được. Ai biết được, lẽ ra tớ phải mang họ Chế mới phải.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.