Hôm nay,  

Điện Hạt Nhân và Thi Sĩ

14/06/201200:00:00(Xem: 8789)
Bạn thân
Nhà thơ Inrasana không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng, nhưng ông cũng làm một hòa hài độc đáo giữa tinh hoa văn hóa Việt và Champa. Inrasara không chỉ là một cánh cửa lớn cho người muốn tìm hiểu về thi ca Việt và Chăm, mà còn là một kho tàng cất giữ lớn những gì rất nhiều người tưởng là đã mất.

Tác phẩm của ông không chỉ là sáng tác thơ, nhưng còn là nghiên cứu thâm sâu về văn hóa Chăm. Bây giờ nỗi lo của ông là điện hạt nhân, với các lò điện nguyên tử sắp xây dựng ở Ninh Thuận: Khi một cơ nguy như Fukushima xảy ra thì cả người và cả những di tích văn hóa Champa sẽ bị thổi ra tro.

Báo Sài Gòn Tiếp Thị đã phỏng vấn thi sĩ, và ghi lại vài câu vấn đáp như dường không làm khó cho chính sách lớn của chính phủ. Bài báo nhan đề “Nhà thơ Inrasara bị điện hạt nhân làm “chấn động”...” cho biết thi sĩ đã viết xong một cuốn tiểu thuyết mang nỗi lo của ông. Trong đó, cho biết:

“Sau khi thông tin về tiểu thuyết “hạt nhân” vừa hoàn thành có tên Tcherfunith của Inrasara được công bố thì trên mạng đã có rất nhiều đường dẫn với nhiều bàn luận khác nhau. Để độc giả rõ hơn về tác phẩm được thai nghén một cách “gai góc” này, chúng tôi có cuộc trò chuyện với nhà thơ – nhà nghiên cứu Inrasara.

Nếu có ai đó lý luận, viết cái gì không quan trọng (ngay cả điện hạt nhân), mà viết như thế nào cho hay mới quan trọng. Anh bảo vệ tác phẩm của mình như thế nào?

Đúng, viết cái gì không quan trọng bằng viết thế nào. Tôi cũng đã từng nghĩ và nói thế. Ví như thơ về tháp Chàm, bao nhiêu nhà thơ đã thử ngòi bút, vậy mà để lại cho đời có mấy bài đâu! Tcherfunith thì khác. Nhà văn không thể không quan tâm thế giới quanh mình, với sự kiện lớn tác động toàn diện đến cộng đồng như điện hạt nhân thì càng phải nghĩ. Nhà văn là kẻ bị đẩy xuống tàu, A. Camus nói thế; không phải nhập cuộc, mà là bị đẩy xuống. Tôi cũng vậy. Hơn nữa, tôi là nhà văn người Chăm, từ khi dấn thân vào thế giới chữ nghĩa, luôn đứng ở đầu sóng ngọn gió của thời cuộc cộng đồng. Với tư cách trí thức, tôi không thể không bày tỏ thái độ. Và vì còn là nhà văn, tôi cần thể hiện thái độ kia qua tác phẩm văn chương. Không thể khác...

...Trước khi in ấn và phát hành, tham vọng của anh với tác phẩm này đi đến đâu?

Tôi muốn kể câu chuyện về cộng đồng Chăm, với mọi biểu hiện của nhiều nhân vật thuộc cộng đồng nhỏ bé này trước dự án tác động toàn diện đến đời sống họ, hôm nay và tương lai. Thờ ơ, bàng quan hay quyết liệt; tiêu cực hay tích cực; hời hợt hay sâu sắc; kín đáo hay lộ liễu… đều có mặt. Đó là những con người (thật, ảo và hư cấu) tôi gặp mặt và đối thoại mỗi ngày trong đời và cả trên mạng cá nhân. Qua câu chuyện, tôi muốn đánh thức cộng đồng Chăm nhìn lại mình, đồng thời biết mở ra ngoài thế giới Chăm. Biết tôi hoàn thành tiểu thuyết, có người nói vui: Inrasara bị điện hạt nhân làm “chấn động” mà “đẻ” tác phẩm, thấy cũng đúng.”

Bài phỏng vấn rõ ràng là không nói thẳng vấn đề: lò điện hạt nhân là bom nổ chậm nghìn triệu tấn sẽ xóa sổ miền Trung Việt Nam. Nỗi lo của thi sĩ Inrasara ai cũng biết, nhưng các báo VN không dám nói lên hết lời.

Ý kiến bạn đọc
14/06/201201:21:01
Khách
ỦNG HỘ VIỆC BỎ ĐIỆN HẠT NHÂN Ở VN,CÒN NÓI ĐHN LÀ TỐT,NÊN ĐƯA RA XÂY Ở GẦN HÀ NỘI.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.