Hôm nay,  

Điện Hạt Nhân và Thi Sĩ

14/06/201200:00:00(Xem: 8797)
Bạn thân
Nhà thơ Inrasana không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng, nhưng ông cũng làm một hòa hài độc đáo giữa tinh hoa văn hóa Việt và Champa. Inrasara không chỉ là một cánh cửa lớn cho người muốn tìm hiểu về thi ca Việt và Chăm, mà còn là một kho tàng cất giữ lớn những gì rất nhiều người tưởng là đã mất.

Tác phẩm của ông không chỉ là sáng tác thơ, nhưng còn là nghiên cứu thâm sâu về văn hóa Chăm. Bây giờ nỗi lo của ông là điện hạt nhân, với các lò điện nguyên tử sắp xây dựng ở Ninh Thuận: Khi một cơ nguy như Fukushima xảy ra thì cả người và cả những di tích văn hóa Champa sẽ bị thổi ra tro.

Báo Sài Gòn Tiếp Thị đã phỏng vấn thi sĩ, và ghi lại vài câu vấn đáp như dường không làm khó cho chính sách lớn của chính phủ. Bài báo nhan đề “Nhà thơ Inrasara bị điện hạt nhân làm “chấn động”...” cho biết thi sĩ đã viết xong một cuốn tiểu thuyết mang nỗi lo của ông. Trong đó, cho biết:

“Sau khi thông tin về tiểu thuyết “hạt nhân” vừa hoàn thành có tên Tcherfunith của Inrasara được công bố thì trên mạng đã có rất nhiều đường dẫn với nhiều bàn luận khác nhau. Để độc giả rõ hơn về tác phẩm được thai nghén một cách “gai góc” này, chúng tôi có cuộc trò chuyện với nhà thơ – nhà nghiên cứu Inrasara.

Nếu có ai đó lý luận, viết cái gì không quan trọng (ngay cả điện hạt nhân), mà viết như thế nào cho hay mới quan trọng. Anh bảo vệ tác phẩm của mình như thế nào?

Đúng, viết cái gì không quan trọng bằng viết thế nào. Tôi cũng đã từng nghĩ và nói thế. Ví như thơ về tháp Chàm, bao nhiêu nhà thơ đã thử ngòi bút, vậy mà để lại cho đời có mấy bài đâu! Tcherfunith thì khác. Nhà văn không thể không quan tâm thế giới quanh mình, với sự kiện lớn tác động toàn diện đến cộng đồng như điện hạt nhân thì càng phải nghĩ. Nhà văn là kẻ bị đẩy xuống tàu, A. Camus nói thế; không phải nhập cuộc, mà là bị đẩy xuống. Tôi cũng vậy. Hơn nữa, tôi là nhà văn người Chăm, từ khi dấn thân vào thế giới chữ nghĩa, luôn đứng ở đầu sóng ngọn gió của thời cuộc cộng đồng. Với tư cách trí thức, tôi không thể không bày tỏ thái độ. Và vì còn là nhà văn, tôi cần thể hiện thái độ kia qua tác phẩm văn chương. Không thể khác...

...Trước khi in ấn và phát hành, tham vọng của anh với tác phẩm này đi đến đâu?

Tôi muốn kể câu chuyện về cộng đồng Chăm, với mọi biểu hiện của nhiều nhân vật thuộc cộng đồng nhỏ bé này trước dự án tác động toàn diện đến đời sống họ, hôm nay và tương lai. Thờ ơ, bàng quan hay quyết liệt; tiêu cực hay tích cực; hời hợt hay sâu sắc; kín đáo hay lộ liễu… đều có mặt. Đó là những con người (thật, ảo và hư cấu) tôi gặp mặt và đối thoại mỗi ngày trong đời và cả trên mạng cá nhân. Qua câu chuyện, tôi muốn đánh thức cộng đồng Chăm nhìn lại mình, đồng thời biết mở ra ngoài thế giới Chăm. Biết tôi hoàn thành tiểu thuyết, có người nói vui: Inrasara bị điện hạt nhân làm “chấn động” mà “đẻ” tác phẩm, thấy cũng đúng.”

Bài phỏng vấn rõ ràng là không nói thẳng vấn đề: lò điện hạt nhân là bom nổ chậm nghìn triệu tấn sẽ xóa sổ miền Trung Việt Nam. Nỗi lo của thi sĩ Inrasara ai cũng biết, nhưng các báo VN không dám nói lên hết lời.

Ý kiến bạn đọc
14/06/201201:21:01
Khách
ỦNG HỘ VIỆC BỎ ĐIỆN HẠT NHÂN Ở VN,CÒN NÓI ĐHN LÀ TỐT,NÊN ĐƯA RA XÂY Ở GẦN HÀ NỘI.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.