Hôm nay,  

Phố Đồ Cổ Ở Quận 1 Sg

16/09/200400:00:00(Xem: 5082)
Bạn,
Theo báo quốc nội, trên con đường Lê Công Kiều, quận 1 TPSG, có 1 khu phố với những cửa hàng nho nhỏ khiêm tốn bày bán các mặt hàng đồ cổ và đồ mỹ nghệ. Đây là địa chỉ khá quen thuộc của du khách trong và ngoài nước. Việc kinh doanh đồ cổ và giả cổ tại con đường này bắt đầu từ những năm 1980 và bắt đầu phát đạt từ thập niên 1990, khi các mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ thu hút được sự chú ý của khách nước ngoài. Báo Bình Dương viết về khu phố bán đồ cổ này như sau.
Bắt đầu từ phía đường Nguyễn Thái Bình, qua hai gian hàng bán đồ giả cổ bình dân bày dưới lòng đường là những cửa hàng bán đồ cổ và giả cổ san sát nhau kéo đến cuối đường. Muốn kiếm các mặt hàng gốm sứ, các cửa hàng số 19, 21, 23 sẽ cung cấp. Muốn kiếm chiêng cổ, đầu tượng Khmer, hãy dừng chân ở các cửa hàng số 34, 36, 38, 40. Muốn kiếm các loại bàn ghế, tủ, trường kỷ kiểu cổ, các cửa hàng số 15 và 36 rất phong phú. Phía cuối đường lại có rất nhiều cửa hàng bán đồ sơn mài, đồ gỗ, các bức hoành phi, câu đối khắc gỗ.

Đồ cổ và giả cổ ở Lê Công Kiều đang gồng gánh cả niên đại, thế kỷ khắc ghi trên từng món đồ. Ở đây, người ta có thể tìm thấy bức tượng thần Siva xanh mốc màu thời gian, hay cái đĩa hát quay tay hơn 50 năm vẫn còn chạy tốt. Ông chủ quán cà phê Piano Yesterday đã sưu tầm tại phố đồ cổ một chiếc máy hát cổ, máy đánh chữ, một số đèn dầu từ những năm 1930 đem về trang trí cho quán mình thêm nét độc đáo. Sau những lần dạo phố Lê Công Kiều, ông chủ nhà hàng Hoa Viên cũng đã sở hữu những chiếc đèn cổ, quạt máy hiệu Marelli sản xuất cách đây nửa thế kỷ. Người ta hay ví von rằng: Lê Công Kiều là con phố xưa nhất Sài Gòn không phải vì lịch sử lâu đời của nó mà vì ở đây, người ta đang mua bán thời gian. Và thời gian ở đây rất có giá, càng lâu năm càng giá trị.
Nếu không phải là người "sành" đồ cổ, người ta rất khó phân biệt giữa đồ cổ và đồ giả cổ. Trong dịp sang thăm Việt Nam năm 2000, bà Hillary Clinton, phu nhân Tổng thống Mỹ đã đến phố đồ cổ và say sưa ngắm những chiếc độc bình Trung Quốc. Đến khi chủ tiệm cho biết đây chỉ là đồ sứ Giang Tây giả cổ, bà mới "vỡ lẽ" và thích thú mua nó làm kỷ niệm.
Bạn,
Báo quốc nội cho biết: theo các người bán, đồ cổ thật ở khu phố này rất ít, chỉ chừng 10 đến 15%, còn lại là đồ giả cổ được cung cấp bởi các lò gốm Bát Tràng, Giang Tây (Trung Quốc); các cơ sở đồ đá ở Bình Định, Đà Nẵng; các xưởng mộc ở đường Cộng Hòa (TP.SG), Đức Huệ (Long An)... Trừ những đồ cổ chính hiệu thì giá cả tùy thuộc vào sự quý hiếm, niên đại, sự am hiểu và yêu thích của khách hàng, còn lại đồ giả cổ đều đã có mức giá nhất định, cho nên người đi mua không phải lo âu về tình trạng "thách" giá.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.