Hôm nay,  

Phố Đồ Cổ Ở Quận 1 Sg

16/09/200400:00:00(Xem: 5077)
Bạn,
Theo báo quốc nội, trên con đường Lê Công Kiều, quận 1 TPSG, có 1 khu phố với những cửa hàng nho nhỏ khiêm tốn bày bán các mặt hàng đồ cổ và đồ mỹ nghệ. Đây là địa chỉ khá quen thuộc của du khách trong và ngoài nước. Việc kinh doanh đồ cổ và giả cổ tại con đường này bắt đầu từ những năm 1980 và bắt đầu phát đạt từ thập niên 1990, khi các mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ thu hút được sự chú ý của khách nước ngoài. Báo Bình Dương viết về khu phố bán đồ cổ này như sau.
Bắt đầu từ phía đường Nguyễn Thái Bình, qua hai gian hàng bán đồ giả cổ bình dân bày dưới lòng đường là những cửa hàng bán đồ cổ và giả cổ san sát nhau kéo đến cuối đường. Muốn kiếm các mặt hàng gốm sứ, các cửa hàng số 19, 21, 23 sẽ cung cấp. Muốn kiếm chiêng cổ, đầu tượng Khmer, hãy dừng chân ở các cửa hàng số 34, 36, 38, 40. Muốn kiếm các loại bàn ghế, tủ, trường kỷ kiểu cổ, các cửa hàng số 15 và 36 rất phong phú. Phía cuối đường lại có rất nhiều cửa hàng bán đồ sơn mài, đồ gỗ, các bức hoành phi, câu đối khắc gỗ.

Đồ cổ và giả cổ ở Lê Công Kiều đang gồng gánh cả niên đại, thế kỷ khắc ghi trên từng món đồ. Ở đây, người ta có thể tìm thấy bức tượng thần Siva xanh mốc màu thời gian, hay cái đĩa hát quay tay hơn 50 năm vẫn còn chạy tốt. Ông chủ quán cà phê Piano Yesterday đã sưu tầm tại phố đồ cổ một chiếc máy hát cổ, máy đánh chữ, một số đèn dầu từ những năm 1930 đem về trang trí cho quán mình thêm nét độc đáo. Sau những lần dạo phố Lê Công Kiều, ông chủ nhà hàng Hoa Viên cũng đã sở hữu những chiếc đèn cổ, quạt máy hiệu Marelli sản xuất cách đây nửa thế kỷ. Người ta hay ví von rằng: Lê Công Kiều là con phố xưa nhất Sài Gòn không phải vì lịch sử lâu đời của nó mà vì ở đây, người ta đang mua bán thời gian. Và thời gian ở đây rất có giá, càng lâu năm càng giá trị.
Nếu không phải là người "sành" đồ cổ, người ta rất khó phân biệt giữa đồ cổ và đồ giả cổ. Trong dịp sang thăm Việt Nam năm 2000, bà Hillary Clinton, phu nhân Tổng thống Mỹ đã đến phố đồ cổ và say sưa ngắm những chiếc độc bình Trung Quốc. Đến khi chủ tiệm cho biết đây chỉ là đồ sứ Giang Tây giả cổ, bà mới "vỡ lẽ" và thích thú mua nó làm kỷ niệm.
Bạn,
Báo quốc nội cho biết: theo các người bán, đồ cổ thật ở khu phố này rất ít, chỉ chừng 10 đến 15%, còn lại là đồ giả cổ được cung cấp bởi các lò gốm Bát Tràng, Giang Tây (Trung Quốc); các cơ sở đồ đá ở Bình Định, Đà Nẵng; các xưởng mộc ở đường Cộng Hòa (TP.SG), Đức Huệ (Long An)... Trừ những đồ cổ chính hiệu thì giá cả tùy thuộc vào sự quý hiếm, niên đại, sự am hiểu và yêu thích của khách hàng, còn lại đồ giả cổ đều đã có mức giá nhất định, cho nên người đi mua không phải lo âu về tình trạng "thách" giá.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.