Hôm nay,  

Sài Gòn Tuyệt Vời

03/05/201200:00:00(Xem: 9113)
Bạn thân,
Những cảm xúc bất tận vẫn được lưu giữ trong lòng những người đã từng ngụ cư ở Sài Gòn... một thành phố có vẻ như không bao giờ ngủ, và là nơi đón nhận tất cả những người nhập cư không phân biệt từ những thập niên xa thật xa.

Sài Gòn đẹp không chỉ vì hàng cây lá me, đẹp không chỉ vì những trưa chợt nắng chợt mưa bất ngờ, đẹp không chỉ vì những tà áo trắng học trò ngoan hiền bên hè phố, và vân vân... nhưng đẹp vì lòng người không hiểm hóc và lòng người luôn luôn đầy những trắc ẩn trước nỗi đau của người khác.

Sài Gòn thập niên cuối 1950s đã đón người di cư từ Bắc vào, thập niên 1960s đã đón người chạy loạn từ dưới quê lên, đầu thập niên 1970s đã đón người từ Cam Bốt chạy loạn Pol Pot sang... và sau này là đón mọi người dân từ các miền quê đói nghèo lên Sài Gòn mưu sinh...

Bài báo “Người trẻ và đất hứa” trên tờ Sàì Gòn Tiếp Thị cũng ghi nhận tiếng nói từ những người trẻ về một Sài Gòn như “miền đất hứa.”

Báo này mô tả rằng Sài Gòn tự bao giờ là “miền đất hứa” cho những người trẻ tìm kiếm cơ hội đổi đời. Báo này gọi buổi toạ đàm ngày 25.4 là “một phác hoạ về chân dung những người Sài Gòn trẻ hôm nay: sự tiếp nhận những giá trị cũ – mới, một đời sống tinh thần nhiều khoảng sáng – tối, cách mỗi người vượt thoát khỏi sức cuốn của đồng tiền, sức ép cạnh tranh, để khẳng định giá trị tự thân.”


Trong đó, TS Nguyễn Đức Lộc, giảng viên khoa nhân học, đại học Khoa học xã hội và nhân văn, TP.SG, nói “không ai vỗ ngực xưng mình là người Sài Gòn, vì còn rất ít người là dân gốc ở đây. Đại đa số là dân nhập cư...”

Ông Lộc ca ngợi: “Sài Gòn bao dung, hoà quyện, tạo thành dòng chảy êm đềm. Chính điều đó đã hình thành tính cách dễ chấp nhận cái mới. Những cuốn sách mới, sách tinh hoa đều được người Sài Gòn đón đọc với thái độ cởi mở. Sài Gòn không chỉ mạnh về phát triển kinh tế, kỹ thuật, mà còn rất mạnh về đời sống nhân văn”.

Đúng là Sài Gòn tuyệt vời về mặt nhân văn.

Báo này còn ghi lời ông Ngô Văn Trí, nhà nghiên cứu động vật viện Sinh học nhiệt đới TP.SG, nói: “Có lẽ rất khó để tìm vẻ đẹp riêng có của Sài Gòn, kiến trúc, cảnh quan xưa giờ đã thay đổi quá nhiều, chỉ còn lại những hàng cây sao, cây dầu, con đường Đồng Khởi gợi nhiều tiếc nuối về đường Catinat xưa, càphê Givral chỉ còn là hoài niệm. Vẻ đẹp xưa đã dần mất đi, thay thế bằng những building, nhà cao tầng, nhưng cách sống của người Sài Gòn vẫn ôn hoà, năng động, thiên biến vạn hoá. Người Sài Gòn luôn ở trạng thái động, sẵn sàng tiếp thu cái mới, biến nó thành của mình”.

Tuyệt vời là Sài Gòn, những ngày tháng trôi chảy qua kẽ tay sẽ không tìm lại được, nhưng cảm xúc vẫn không hề phai nhòa, có phải không bạn nhỉ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.