Hôm nay,  

HỒN PHÁCH CHÂU THỔ

18/01/201200:00:00(Xem: 4072)

HỒN PHÁCH CHÂU THỔ

Bạn,

Theo các nhà nghiên cứu nhân văn, tại miền Tây Nam phần, chợ nổi, đặc trưng của đồng bằng phương Nam dọc ngang sông rạch, phô bày sự chan hòa giữa con người và thiên nhiên; ở đó con người khám phá thiên nhiên và thiên nhiên nâng đỡ con người. Tại chợ nổi Cái Răng, thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ, cư dân sông nước đã góp phần tạo ra một nét văn hóa riêng, độc đáo, chỉ có ở vùng đất ngập tràn phù sa châu thổ này. Báo SGGP ghi nhận về những nét riêng mang hồn phách châu thổ tại chợ này qua đoạn ký sự như sau.

Chiếc ghe nhỏ chở le hoe vài chai sữa đậu nành, bịch cà phê... Kim Chưởng, người vợ tần tảo của Lý Hùng chỉ nhún nhẹ đã lên sàn trẹt. Da sạm đen, ốm yếu như chồng, giọng nói oang oang, tính tình xởi lởi, miệng cười không dứt. "Hôm trước tôi phơi quần áo mà có khách lại hỏi mua. Chợ nổi treo gì bán nấy mà", Kim Chưởng cười vang. Lý Hùng giới thiệu vợ với khách: Anh em gợi ý mở dịch vụ ăn uống, lai rai trên sông sẽ kéo thêm được khách nhưng mướn thợ nấu phải trên 4 triệu đồng mỗi tháng, lo không nổi còn bà nhà tôi nấu "thấy thương", làm món cá kho lạt mà bả đổ... dầm dề nước mắm! Cái lam lũ, cay cực vì chén cơm manh áo vẫn không thể lấn át, dập tắt được sự lạc quan, hồn nhiên chân tình, phóng khoáng, ưa san sẻ vốn có.

"Về phương Nam lắng nghe cung đàn/Thổn thức vọng dưới trăng mơ màng/Rồi theo sông Cửu Long nhớ nhung dâng tràn...", giọng ca Lý Hùng vẫn man mát, bập bềnh... Nỗi niềm tha hương xa xứ của lưu dân Ngũ Quảng vẫn vọng cố hương, ẩn hiện nỗi buồn da diết. Và thật lạ, "đàn thiên thu" của Lý Hùng hầu như chưa bao giờ "đứt dây tơ rồi" dù cuộc sống có bao đổi dời, vật lộn kham khổ. Không trường lớp, ngón nghề chỉ học qua bạn bè mà Lý Hùng chơi được ba bốn loại nhạc cụ, rành rẽ nhịp thức Nam ca Bắc oán... Cái chất nghệ sĩ dân đồng bằng hầu như ai cũng có, âm hưởng giai điệu cứ tự nhiên ngấm vào máu thịt như ăn như thở vậy, đằm sâu trong tâm thức lúc nào chả hay rồi lớn dần theo chiều dài năm tháng. Và khi cần, họ mưu sinh bằng "vốn tự có" đó, bằng chính những giai điệu đã giúp mình phổng phao lớn vậy. Cội nguồn, cái "mảnh dân tộc" ấy vẫn luôn ẩn chứa, lắng đọng trong lòng đôi vợ chồng nghèo cũng như bao người châu thổ. Vì vậy nó sẽ không bao giờ mất, sẽ sống mãi với sông nước Nam bộ.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, cư dân Lý Hùng nói với phóng viên: "Chắc không xa chợ nổi, sẽ sống hoài ở đây. Bao năm quen rồi anh ạ. Cả mấy đứa nhỏ cũng vậy thôi. Cực thì cực tết nào cũng phải lo tươm tất hai bên nội ngoại. Rồi Lý Hùng ca""Về phương Nam ngắm sông ngậm ngùi/Thương những đời như lục bình trôi"... Chiếc Ampli lại trở chứng, rột rẹt nhưng tiếng ca như níu giữ hồn phách châu thổ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.