Hôm nay,  

DÂN TRONG VÙNG GIẢI TỎA

9/20/201100:00:00(View: 2965)

DÂN TRONG VÙNG GIẢI TỎA

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, thành phố Đà Nẵng những năm qua và sắp tới luôn được ví như "đại công trường". Hàng loạt dự án mở rộng về các làng quê thuộc địa bàn các quận, huyện ngoại thành , khiến cho cư dân phải di dời nhà cửa trong khu vực bị giải tỏa. Và trong tiến trình thực hiện các công trình,nhiều khu vực phải hứng chịu những hậu quả nặng nề: ô nhiễm, bụi, hết đất sản xuất, thất nghiệp.Báo Tiền Phong ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.

Hàng loạt dự án khu đô thị sinh thái, tái định cư, công nghiệp mở rộng về các vùng nông thôn, khiến nhiều làng quê trên địa bàn Đà Nẵng xáo trộn, biến dạng. Đời sống người dân hụt hẫng trước cảnh thất nghiệp, thiếu phương tiện sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp...Bà Nguyễn Thị Đỗ (46 tuổi, thôn Trung Sơn, Hòa Liên, Hòa Vang), tần ngần đứng trước ruộng lúa đang thời làm đòng nhưng nhiều chỗ chết rục: "Nắng thì hạn, mưa lại bị ngập úng thế đó. Bình thường thì chuột, bọ từ các vùng giải tỏa khác tập trung kéo đến cắn phá, cả vụ thu được bao thóc, lấy gì mà sống"". Mỗi sào lúa (500m2) được bà đầu tư 500 ngàn đồng nhưng hầu như trắng tay sau mỗi mùa thu hoạch. Nhà 5 miệng ăn, cả thảy 6 sào ruộng của bà Đỗ đều thuộc diện quy hoạch dự án xây dựng khu nhà liền kề. Giữa năm 2010, ngành chức năng đến đo đạc, kiểm tra ruộng...nhưng chưa đền bù. Bà Đỗ lâm cảnh "đi không được, ở không xong".

Thôn Trung Sơn có ba dự án được quy hoạch, triển khai: khu tái định cư phía Nam đường Nguyễn Tất Thành, khu nhà liền kề và dự án xử lý nước thải khu công nghiệp Hòa Khánh (Liên Chiểu); kéo theo hàng loạt gia đình phải di dời, giải tỏa "trắng". Ông Võ Chí Thành (51 tuổi, thôn Trung Sơn) nói: "Tiền đền bù không đủ làm nhà tái định cư. Hai đứa con đành nghỉ học xin làm công nhân dưới thành phố. Nhưng vợ chồng già thì biết làm cái gì khác ngoài nông nghiệp"".

Tại vùng giải tỏa thôn Quan Nam 1, 5 (xã Hòa Liên), nhiều cư dân thất nghiệp, "ăn không ngồi rồi". Theo ông Ngô Văn Kế (thôn Quan Nam 1), đất nông nghiệp, lâm nghiệp đang mất dần, nhường chỗ cho các dự án. Bình thường, một sào lúa, ao vườn có thể nuôi đủ cho vài miệng ăn sau mỗi vụ mùa, nhưng giờ, gạo ăn đong từng bữa, đời sống ngày một chật vật, ô nhiễm từ các nhà máy khiến ruộng lúa còn lại không thể sản xuất...

Bạn,

Báo Tiền Phong cho biết, phường Hòa Quý ( quận Ngũ Hành Sơn) có trên 1,000 hécta đất giải tỏa, trong đó có 60% là đất nông nghiệp. Ông Nguyễn Cường, phụ tráchg tổ 1, Khuê Đông (Hòa Quý) cho hay, hàng chục nhà bị giải tỏa thuộc dự án Khu tái định cư phía Bắc đường vành đai phía Nam thành phố vốn sống nhờ nghề nông. Nay hết ruộng, dân thất nghiệp vì thiếu phương tiện sản xuất.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.