Hôm nay,  

Lấy Nước Từ Cát

25/08/201100:00:00(Xem: 2500)
Lấy Nước Từ Cát

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Trung, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, các dãy đồi cát trắng ven biển về mùa hè nhìn vào tưởng sẽ rất khô kiệt. Nhưng trong các đồi cát ấy lại chứa nguồn nước không bao giờ cạn. Người dân ở các xã vùng ven biển vốn sống trên vùng nước bị nhiễm phèn nặng, phải "tự cứu" bằng nguồn nước lấy từ các đồi cát cao 8-10m và dẫn về nhà. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về hiện trạng này qua bản tin như sau.
Tại thôn Hà Thiệp, xã Võ Ninh,huyện Quảng Ninh, một chuyên viên tên là Lê Hải Châu cho biết hiện nay có ít nhất 85% trong số 450 gia đình của thôn này đang dùng nguồn nước tự cấp này. Nhà ông Châu cũng như người dân trong thôn dùng nguồn nước này từ năm 1980 đến nay.
Ông Nguyễn Đăng Phán, ở xã Hưng Thủy, cho biết so với đào giếng thì lấy nước từ cát thuận tiện hơn, giá thành rẻ vì đây là loại "công trình" tự chảy nên không tốn tiền vận hành, bảo dưỡng, phí mua nước... mà nước lại không có phèn. Làm một chỗ lấy nước như vậy, ông Phán chỉ tốn khoảng 300.000 đồng mua ống nhựa lọc nước, ống nhựa dẫn nước về thẳng bể chứa ở nhà. Sau 2-3 năm sử dụng mới cần phải súc rửa lại bộ ống lọc, do rễ cây hoặc cát mịn lọt vào bịt các lỗ lọc.

Muốn có một "công trình" tự cấp nước như của nhà ông Châu, ông Phán không mấy khó. Phóng viên đã chứng kiến anh Lê Minh Đức đưa nước từ đồi cát về nhà. Anh Đức đào vào vách đồi một lỗ sâu chừng 2-3m (nếu sâu hơn dễ bị sập cát), sau đó dùng ống nhựa lớn đâm sâu dần vào cát độ 8-10m, rồi đút ống lọc nước vào ống lớn, rút dần ống nhựa lớn ra là đã có một vòi nước tự chảy mãi mãi. Hoặc có thể lắp máy bơm vào ống lọc này để bơm nước về, không khác gì bơm nước từ ống lọc của giếng khoan. Để tiết kiệm chi phí hơn nữa, người dân đã chung nhau vài gia đình làm một "công trình" đầu mối, đến chỗ rẽ thì chia nước về từng nhà, chẳng khác gì với nước máy ở thành phố.
Nhưng điều ông Châu và nhiều người dân băn khoăn lâu nay là sử dụng nguồn nước này có bảo đảm vệ sinh không, có nguy hại gì không" Phóng viên đã tìm hiểu tại Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Bình và được ông Phan Văn Thu - phó giám đốc trung tâm - cho biết là phải qua kiểm nghiệm trước khi sử dụng mới biết được chất lượng nguồn nước ra sao.
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, các chuyên viên báo động rằng việc người dân sử dụng đã lâu nguồn nước như vậy là đáng lo ngại, vì trong nước tự nhiên dễ có các chất như vôi, kiềm, các loại vi sinh vật gây bệnh ở vùng cát, chưa kể tại các vùng dân cư đang ở đó có nghĩa địa... Nguy hiểm là những thứ mắt thường không thấy được, dù nước rất trong mát. Ông Thu khuyến cáo người dân nên đem mẫu nước đến trung tâm để kiểm nghiệm, hoặc cơ quan nào đó liên quan cần phải làm việc này cho dân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.