Hôm nay,  

Nguồn Điện Bị Bỏ Phí

08/04/201100:00:00(Xem: 4954)
Nguồn Điện Bị Bỏ Phí

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại vùng Tây Nguyên, các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum không thể tải điện lên lưới bởi đường dây tải điện không kịp xây dựng. Kế hoạch xây dựng và phối trí hệ thống lưới điện tại tỉnh này đã bất cập, gây lãng phí và thiệt hại lớn cho sản xuất và tiêu dùng; trong lúc ngành điện than vãn thiếu điện... Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Theo bà Nguyễn Thị Huệ Lý, Giám đốc Công ty Gia Nghi, chủ đầu tư của dự án thủy điện Đăk Pône 2 ngành điện đang kêu thiếu hụt điện năng, đặc biệt vào những tháng mùa khô tới đây. Thế nhưng nguồn điện do những nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum đang bị bỏ phí. Bà Lý cho biết thêm, doanh nghiệp của bà đã đầu tư 90 tỷ đồng để xây dựng Nhà máy thủy điện Đăk Pône 2 (công suất 3.6MW) và chỉ mới phát điện được hơn 1 năm, thu hồi vốn chưa được bao nhiêu thì xảy ra tình trạng Điều độ B42 (thuộc Điện lực Kon Tum) thường xuyên buộc nhà máy hạ công suất hoặc phải chạy không tải.
Tương tự, ban giám đốc Công ty Đầu tư Điện lực 3, cũng bất bình không kém: "Nhà máy thủy điện Đăk Pône của chúng tôi thường bị Điều độ B42 buộc giảm công suất hoặc dừng máy vào những giờ cao điểm. Đây là thời điểm giá bán điện cao hơn giá bình quân từ 500 - 900 đồng/kWh gây thất thoát lớn cho công ty. Từ cuối tháng 1-2011 đến nay, nhà máy có đến 23 lần không được tải điện lên lưới. Điều này gây khó khăn trong việc thu hồi vốn, trả nợ vốn vay ngân hàng mà công ty đã đầu tư 250 tỷ đồng xây dựng nhà máy. Không những thế, tất cả các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ như chúng tôi không có đập điều tiết để giữ nước, nên khi nhà máy ngừng hoạt động, nước sẽ tràn qua, gây lãng phí".

Theo Giám đốc Điện lực Kon Tum, Nguyễn Đức, việc phải cắt giảm công suất, thậm chí ngưng lấy điện từ một số dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn là chuyện bất khả kháng. Lý do, cả 6 thủy điện vừa và nhỏ tại Kon Tum và thủy điện Pleikrong của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đều tải điện lên lưới quốc gia qua một đường dây 110kV từ Kon Tum về Gia Lai. Trong khi đó, tổng công suất các thủy điện vừa và nhỏ, cộng với Pleikrông khi phát lên là 160MW, nhưng sức chịu đựng của đường dây 110kV chỉ tối đa 100MW. Do đó trước mắt, tất cả các thủy điện vừa và nhỏ đều phải giảm công suất kể cả giờ cao điểm cho phù hợp với điều kiện của đường dây 110kV.
Bạn,
Báo SGGP cho biết, theo các chủ đầu tư thủy điện vừa và nhỏ tại Kon Tum, thủy điện của họ được xây dựng theo kế hoạch đã được phê duyệt. Ngành điện có trách nhiệm huy động hết công suất của nhà máy. Vì thế, các cơ quan chức năng đáng ra phải xây dựng đường dây truyền tải theo kịp sự phát triển của các nhà máy, tránh tình trạng quá tải gây thiệt hại cho nhiều bên như hiện nay. Để xảy ra tình trạng như bây giờ, chứng tỏ công tác dự báo phụ tải, dự báo nguồn phát điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam còn kém.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.