Hôm nay,  

Chuyện Học Làng Quê

03/09/200000:00:00(Xem: 5662)
Bạn thân,
Phước đức lớn trong đời là được thi đậu vào đại học. Nhưng tại nhiều nơi ở quê nhà, đậu vào đại học lại là gánh thật nặng cho cả gia đình. Tình hình này được báo An Ninh Thủ Đô kể như sau.

Chuyện 5 học sinh của làng cùng lúc thi đậu đại học lan nhanh như gió, khuấy động cả làng Giỏi bé nhỏ. Những gia đình có con em thi đỗ vui mừng đã đành. Đến ngay mấy bà hàng cá, hàng thịt chợ Phí cũng tưng bừng bình luận: “Đấy! ai dám bảo con em nông thôn chúng mình là học hành dốt nát. Con trai ông Quả kia kìa nhà thì nghèo rớt mồng tơi, ăn không đủ no, thi đại học chẳng ôn luyện ông này, bà nọ, thế mà đùng một cái đỗ luôn, thật là mở mặt cho cả họ hàng, tiên tổ”! Các cụ già thì gật gù: “Không ngờ làng ta còn thịnh thế. Âu cũng là thành hoàng cảm kích trước tấm lòng thơm thảo của con cháu làng Giỏi”. Và rồi, không phải ngày hội, chẳng phải ngày rằm, các cụ cũng khua chiêng, gióng trống.

Tôi về thăm quê đúng lúc các cụ đang long trọng rước lễ. Vừa nhìn thấy tôi, ông Đài trưởng họ đã vui vẻ nói: “Mừng quá con ạ! Gần chục năm rồi làng ta mới được mùa thi. Những 5 “ông cử” cơ đấy.”

Vừa về đến nhà dựng xe vào sân, đã nghe thấy tiếng bà nội tôi “Thằng Nguyên, con chú Bộ thi đỗ đại học đấy - Vui quá, bà nói họ Nguyễn nhà mình đã có 18 người vào đại học đấy, cao nhất làng Giỏi này”. Tôi nghĩ - Không ngờ chuyện học ở quê bây giờ lại có nhiều người quan tâm đến thế.

Bẵng đi một thời gian không về quê. Hôm nay nhân có cô tôi ở Sài Gòn ra chơi, tôi cùng cô về thăm quê luôn. Đến đầu làng, gặp Thím Đô đang gánh đạm ra đồng. Quăng phịch gánh đạm xuống đường, thím vội vã hỏi tôi: “Cháu có thấy thằng Nguyên ra chỗ cháu không"”. Tôi lắc đầu. Thím thở dài, nước mắt lưng tròng. Tôi hỏi: “Có chuyện gì thế"”. Thím nghẹn ngào: “Về nhà thím kể”.

Rót nước mời tôi, thím vừa khóc vừa nói: “Thằng Nguyên bỏ nhà đi hơn nửa tháng rồi. Nó bỏ ra Hà Nội phụ xây, bao giờ nó góp đủ tiền đi học nó mới trở về. Thím khổ lắm cháu ơi!”


- Thế thằng Nguyên không đi học à" Tôi hỏi.
- Bố nó không cho nó đi. Nó chán nên mới bỏ nhà.

Nhìn sang chú tôi đang ngồi bó gối, mặt thất thần, thím nấc lên - “Người ta thì chạy ngang chạy ngửa cho con đỗ đại học mà không được. Đằng này đường đường chính chính thi đỗ lại bắt nó ở nhà theo đít con trâu”.

Chú tôi gắt lên: “Không phải là tôi không muốn cho nó đi. Nhưng bà thử xem. Một ngày tôi với bà làm được mấy nghìn" Nếu thằng Nguyên đi học, tháng ít nhất cũng phải mất bốn năm trăm nghìn, thế thì cả nhà ăn cám à"”
- Nhưng tôi đã bảo ông bán mảnh vườn trước nhà đi lấy tiền cho nó ăn học cơ mà" - Thím tôi nói lại.
- Bà nghĩ đơn giản quá, mảnh vườn kia bán đi liệu có được 15 triệu không" 5 năm đại học ít cũng phải mất 30 triệu. Lại còn khoản tiền chạy việc khi ra trường nữa chứ"

Tôi ngồi nghe chú thím nói lòng nặng trĩu nỗi buồn. Chao ôi! Bao đời người nông dân vẫn khổ thế. Cái thời ngày xưa đi học trường xa, phải đi bộ, quanh năm chỉ một bộ quần áo. Buổi trưa ngồi nghe giảng tai ù, bụng réo. Cả ngày mới được bữa cơm! Có điều, tuy đói rách nhưng thời ấy có chí, ắt lên người còn bây giờ trường lớp khang trang, cánh cửa các trường đại học luôn rộng mở mà con em nông dân chỉ đứng ngậm ngùi khao khát mà thèm. Bởi học phí nặng quá, dân thành thị tiêu mấy trăm ngàn là chuyện nhỏ, nhưng ở nông thôn đó là cả một gia tài. Cả năm đầu tắt mặt tối thắt lưng buộc bụng mới được hơn triệu bạc. Đầu năm chạy tiền học cho mấy đứa phổ thông đã đủ méo mặt, còn đâu mà màng đến đại học. Giá như các cụ làng tôi, giá như dòng họ Nguyễn của tôi cũng lập ra một quỹ khuyến học, hay trích một phần tiền tu sửa đình chùa lễ lạt để giúp đỡ những đứa trẻ như Nguyên em tôi thì giờ này chắc chúng đang được say mê nghiên cứu trên giảng đường đại học.

Bạn thân,
Baì báo kết luận bằng lời cảm khái của tác giả: “Nguyên, giờ này em đang lang thang kiếm sống nơi nao ở chốn thị thành" Biết bao giờ em mới kiếm đủ tiền để vào đại học.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.