Hôm nay,  

Chuyện Học Làng Quê

03/09/200000:00:00(Xem: 5668)
Bạn thân,
Phước đức lớn trong đời là được thi đậu vào đại học. Nhưng tại nhiều nơi ở quê nhà, đậu vào đại học lại là gánh thật nặng cho cả gia đình. Tình hình này được báo An Ninh Thủ Đô kể như sau.

Chuyện 5 học sinh của làng cùng lúc thi đậu đại học lan nhanh như gió, khuấy động cả làng Giỏi bé nhỏ. Những gia đình có con em thi đỗ vui mừng đã đành. Đến ngay mấy bà hàng cá, hàng thịt chợ Phí cũng tưng bừng bình luận: “Đấy! ai dám bảo con em nông thôn chúng mình là học hành dốt nát. Con trai ông Quả kia kìa nhà thì nghèo rớt mồng tơi, ăn không đủ no, thi đại học chẳng ôn luyện ông này, bà nọ, thế mà đùng một cái đỗ luôn, thật là mở mặt cho cả họ hàng, tiên tổ”! Các cụ già thì gật gù: “Không ngờ làng ta còn thịnh thế. Âu cũng là thành hoàng cảm kích trước tấm lòng thơm thảo của con cháu làng Giỏi”. Và rồi, không phải ngày hội, chẳng phải ngày rằm, các cụ cũng khua chiêng, gióng trống.

Tôi về thăm quê đúng lúc các cụ đang long trọng rước lễ. Vừa nhìn thấy tôi, ông Đài trưởng họ đã vui vẻ nói: “Mừng quá con ạ! Gần chục năm rồi làng ta mới được mùa thi. Những 5 “ông cử” cơ đấy.”

Vừa về đến nhà dựng xe vào sân, đã nghe thấy tiếng bà nội tôi “Thằng Nguyên, con chú Bộ thi đỗ đại học đấy - Vui quá, bà nói họ Nguyễn nhà mình đã có 18 người vào đại học đấy, cao nhất làng Giỏi này”. Tôi nghĩ - Không ngờ chuyện học ở quê bây giờ lại có nhiều người quan tâm đến thế.

Bẵng đi một thời gian không về quê. Hôm nay nhân có cô tôi ở Sài Gòn ra chơi, tôi cùng cô về thăm quê luôn. Đến đầu làng, gặp Thím Đô đang gánh đạm ra đồng. Quăng phịch gánh đạm xuống đường, thím vội vã hỏi tôi: “Cháu có thấy thằng Nguyên ra chỗ cháu không"”. Tôi lắc đầu. Thím thở dài, nước mắt lưng tròng. Tôi hỏi: “Có chuyện gì thế"”. Thím nghẹn ngào: “Về nhà thím kể”.

Rót nước mời tôi, thím vừa khóc vừa nói: “Thằng Nguyên bỏ nhà đi hơn nửa tháng rồi. Nó bỏ ra Hà Nội phụ xây, bao giờ nó góp đủ tiền đi học nó mới trở về. Thím khổ lắm cháu ơi!”


- Thế thằng Nguyên không đi học à" Tôi hỏi.
- Bố nó không cho nó đi. Nó chán nên mới bỏ nhà.

Nhìn sang chú tôi đang ngồi bó gối, mặt thất thần, thím nấc lên - “Người ta thì chạy ngang chạy ngửa cho con đỗ đại học mà không được. Đằng này đường đường chính chính thi đỗ lại bắt nó ở nhà theo đít con trâu”.

Chú tôi gắt lên: “Không phải là tôi không muốn cho nó đi. Nhưng bà thử xem. Một ngày tôi với bà làm được mấy nghìn" Nếu thằng Nguyên đi học, tháng ít nhất cũng phải mất bốn năm trăm nghìn, thế thì cả nhà ăn cám à"”
- Nhưng tôi đã bảo ông bán mảnh vườn trước nhà đi lấy tiền cho nó ăn học cơ mà" - Thím tôi nói lại.
- Bà nghĩ đơn giản quá, mảnh vườn kia bán đi liệu có được 15 triệu không" 5 năm đại học ít cũng phải mất 30 triệu. Lại còn khoản tiền chạy việc khi ra trường nữa chứ"

Tôi ngồi nghe chú thím nói lòng nặng trĩu nỗi buồn. Chao ôi! Bao đời người nông dân vẫn khổ thế. Cái thời ngày xưa đi học trường xa, phải đi bộ, quanh năm chỉ một bộ quần áo. Buổi trưa ngồi nghe giảng tai ù, bụng réo. Cả ngày mới được bữa cơm! Có điều, tuy đói rách nhưng thời ấy có chí, ắt lên người còn bây giờ trường lớp khang trang, cánh cửa các trường đại học luôn rộng mở mà con em nông dân chỉ đứng ngậm ngùi khao khát mà thèm. Bởi học phí nặng quá, dân thành thị tiêu mấy trăm ngàn là chuyện nhỏ, nhưng ở nông thôn đó là cả một gia tài. Cả năm đầu tắt mặt tối thắt lưng buộc bụng mới được hơn triệu bạc. Đầu năm chạy tiền học cho mấy đứa phổ thông đã đủ méo mặt, còn đâu mà màng đến đại học. Giá như các cụ làng tôi, giá như dòng họ Nguyễn của tôi cũng lập ra một quỹ khuyến học, hay trích một phần tiền tu sửa đình chùa lễ lạt để giúp đỡ những đứa trẻ như Nguyên em tôi thì giờ này chắc chúng đang được say mê nghiên cứu trên giảng đường đại học.

Bạn thân,
Baì báo kết luận bằng lời cảm khái của tác giả: “Nguyên, giờ này em đang lang thang kiếm sống nơi nao ở chốn thị thành" Biết bao giờ em mới kiếm đủ tiền để vào đại học.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.