Hôm nay,  

Sau Nước Lũ, Lo Sóng To

18/02/201100:00:00(Xem: 4706)
Sau Nước Lũ, Lo Sóng To

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, sau cơn lũ quét kinh hoàng tháng 11/2010, tại miền Trung, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, người dân làng chài Phước Thiện (xã Bình Hải, huyện Bình Sơn) bỗng chốc trắng tay. Tiếp xúc với từng gia đình, các phóng viên biết họ còn một nỗi lo khác: biển "nuốt" nhà. Báo SGGP ghi nhận về thực trạng này qua bản tin như sau.
Theo trưởng thôn Phước Thiện tên là Nguyễn Ngọc Thu, trong đợt lũ vừa qua cả thôn có 17 nhà bị thiệt hại nặng, trong đó có 7 căn nhà bị sập hoàn toàn. Hầu hết những gia đình bị thiệt hại có hoàn cảnh khó khăn, sống bằng nghề đánh bắt xa bờ. Toàn bộ tài sản, ngư cụ của bà con bị lũ cuốn trôi nên khó khăn càng thêm chồng chất. Về phía thôn chỉ biết vận động dân trong thôn xóm tương trợ lẫn nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn.
Chỉ tay vào căn nhà của mình bị bão lũ quật ngã một nửa hồi tháng 11, nửa còn lại xiêu vẹo sắp đổ, cư dân Trương Văn Bé, ở xóm 3, thôn Phước Thiện nói như mếu: "Năm nào bão lũ đến, biển cũng "nuốt" nhà. Mấy năm trước gia đình tôi sống trong cái chòi nhỏ sát biển, năm rồi làm ăn dành dụm, vợ chồng xây được căn nhà bê tông cho mấy đứa con có chỗ ở, ngủ, học tập. Vậy mà, chưa bao lâu căn nhà thành đống đổ nát".

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay thôn Phước Thiện có gần trăm gia đình nằm trong khu vực nguy hiểm ven biển, có nguy cơ sạt lở, thủy triều lên dễ bị cuốn trôi.
Bà Dương Thị Tin, ở xóm 3, thôn Phước Thiện cho biết, sau khi lũ cuốn trôi căn nhà và toàn bộ tài sản, người thân họ hàng đã cho mượn tiền xây nhà tạm để ổn định chỗ ở nhưng gia đình chưa dám xây. Bởi lẽ, nếu tiếp tục xây nhà ở vị trí cũ thì mùa mưa bão của năm mới đến, biển cũng sẽ "nuốt" nhà thôi. "Bà con chúng tôi mong các cấp ngành sớm có những chính sách hỗ trợ, di dân đến nơi an toàn, giúp chúng tôi được ổn định cuộc sống" - bà Tin bày tỏ như thế.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, ủy ban xã Bình Hải cho biết, xã nhiều lần đề nghị lên huyện, tỉnh để có biện pháp di dân đến nơi an toàn. Tại các cuộc họp lấy ý kiến của dân, tỉnh cũng có đưa ra nhiều phương thức tuy nhiên đến nay vẫn chưa thấy cấp trên "phản hồi" về tiến trình thực hiện. Riêng đối với các gia đình cư dân bị sập nhà trong cơn lũ tháng 11-2010, Hội Hồng Thập Tự Trung ương đã vận động kinh phí hỗ trợ từ các nguồn để xây nhà cho dân nhưng đến nay tỉnh vẫn chưa bố trí được diện tích đất tái định cư.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.