Hôm nay,  

Sau Nước Lũ, Lo Sóng To

18/02/201100:00:00(Xem: 4698)
Sau Nước Lũ, Lo Sóng To

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, sau cơn lũ quét kinh hoàng tháng 11/2010, tại miền Trung, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, người dân làng chài Phước Thiện (xã Bình Hải, huyện Bình Sơn) bỗng chốc trắng tay. Tiếp xúc với từng gia đình, các phóng viên biết họ còn một nỗi lo khác: biển "nuốt" nhà. Báo SGGP ghi nhận về thực trạng này qua bản tin như sau.
Theo trưởng thôn Phước Thiện tên là Nguyễn Ngọc Thu, trong đợt lũ vừa qua cả thôn có 17 nhà bị thiệt hại nặng, trong đó có 7 căn nhà bị sập hoàn toàn. Hầu hết những gia đình bị thiệt hại có hoàn cảnh khó khăn, sống bằng nghề đánh bắt xa bờ. Toàn bộ tài sản, ngư cụ của bà con bị lũ cuốn trôi nên khó khăn càng thêm chồng chất. Về phía thôn chỉ biết vận động dân trong thôn xóm tương trợ lẫn nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn.
Chỉ tay vào căn nhà của mình bị bão lũ quật ngã một nửa hồi tháng 11, nửa còn lại xiêu vẹo sắp đổ, cư dân Trương Văn Bé, ở xóm 3, thôn Phước Thiện nói như mếu: "Năm nào bão lũ đến, biển cũng "nuốt" nhà. Mấy năm trước gia đình tôi sống trong cái chòi nhỏ sát biển, năm rồi làm ăn dành dụm, vợ chồng xây được căn nhà bê tông cho mấy đứa con có chỗ ở, ngủ, học tập. Vậy mà, chưa bao lâu căn nhà thành đống đổ nát".

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay thôn Phước Thiện có gần trăm gia đình nằm trong khu vực nguy hiểm ven biển, có nguy cơ sạt lở, thủy triều lên dễ bị cuốn trôi.
Bà Dương Thị Tin, ở xóm 3, thôn Phước Thiện cho biết, sau khi lũ cuốn trôi căn nhà và toàn bộ tài sản, người thân họ hàng đã cho mượn tiền xây nhà tạm để ổn định chỗ ở nhưng gia đình chưa dám xây. Bởi lẽ, nếu tiếp tục xây nhà ở vị trí cũ thì mùa mưa bão của năm mới đến, biển cũng sẽ "nuốt" nhà thôi. "Bà con chúng tôi mong các cấp ngành sớm có những chính sách hỗ trợ, di dân đến nơi an toàn, giúp chúng tôi được ổn định cuộc sống" - bà Tin bày tỏ như thế.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, ủy ban xã Bình Hải cho biết, xã nhiều lần đề nghị lên huyện, tỉnh để có biện pháp di dân đến nơi an toàn. Tại các cuộc họp lấy ý kiến của dân, tỉnh cũng có đưa ra nhiều phương thức tuy nhiên đến nay vẫn chưa thấy cấp trên "phản hồi" về tiến trình thực hiện. Riêng đối với các gia đình cư dân bị sập nhà trong cơn lũ tháng 11-2010, Hội Hồng Thập Tự Trung ương đã vận động kinh phí hỗ trợ từ các nguồn để xây nhà cho dân nhưng đến nay tỉnh vẫn chưa bố trí được diện tích đất tái định cư.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.