Hôm nay,  

Công Nhân Về Quê Ăn Tết

29/01/201100:00:00(Xem: 4487)
Công Nhân Về Quê Ăn Tết

Bạn,
Theo báo Sài Gòn,vào những ngày giáp Tết, tại miền Đông Nam phần, hàng chục ngàn công nhân làm việc tại các Khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai bắt đầu về quê ăn Tết. Dù các công ty đã tạo điều kiện về phương tiện cho công nhân, nhưng trong những ngày trước tết vẫn có hàng ngàn công nhân phải ra đường đón xe. Báo Tiền Phong ghi nhận về thực trạng này qua bản tin như sau.
Cao điểm công nhân nghỉ việc về quê phải chỉ bắt đầu từ 25 tháng Chạp, nhưng từ 20 âm lịch, nhiều công nhân đã tràn ra các điểm dừng đỗ xe ở TP Biên Hòa đón xe. Đêm cuối năm, trời se lạnh nhưng hàng trăm công nhân vẫn chờ đón những chuyến xe đêm về quê.
Nữ công nhân Nguyễn Thị Hà cùng 2 người bạn sắp hành lý bên đường đón xe về Quảng Bình. Một chiếc xe khách biển số Nam Định trờ tới. Lơ xe nhảy xuống ra giá 700 ngàn đồng/người cho 3 hành khách đến Quảng Bình. Chị Hà lắc đầu, không đi. Chị cho biết đón xe từ chiều, hơn chục chiếc, tất cả đều hét giá gấp đôi ngày thường. Giá cao đã đành nhưng xe không còn chỗ ngồi nên không thể đi được. Anh Cao Văn Vĩ, công nhân làm việc tại công ty Bao bì Biên Hòa đón xe về Thanh Hóa, mang theo một chiếc ti vi 32 inch và một đống hành lý cồng kềnh. Anh kể đã hai đêm ra đón xe, nhưng xe nào nhìn đống hành lý cũng lắc đầu từ chối hoặc đòi giá chở hành lý cao hơn giá trị của... hành lý. Anh Vĩ cho biết 3 năm làm công nhân, sắm được cái ti vi, nay muốn tặng gia đình nhưng không biết có mang về được không.

Nữ công nhân Hoàng Thị Mỹ làm việc tại Khu công nghiệp Biên Hòa 2, quê Nghệ An kể, do không mua được vé xe chất lượng cao, công ty lại không tổ chức xe cho công nhân về tết nên đành xin nghỉ sớm ra đón xe. Nữ công nhân Lê Mỹ Nga làm việc tại Công ty Nam Yang quê Bắc Giang, nhà xe đòi 1.2 triệu đồng về đến Hà Nội. Chị lắc đầu, coi như tiền thưởng tết không đủ cho một chuyến xe về Bắc.
Bạn,
Báo Tiền Phong cho biết, với địa thế nằm kế TPSG, Đồng Nai là nơi có lưu lượng xe lưu thông lớn. Riêng trên tuyến quốc lộ 1A đi qua tỉnh Đồng Nai mỗi ngày có khoảng 170 ngàn lượt xe lưu thông. Những ngày này cũng là thời điểm mà xe "dù", xe chở quá số lượng hành khách bắt đầu tung hoành. Tại điểm nóng ngã tư Vũng Tàu, mặc dù đã có một chốt cảnh sát giao thông thường trực, xe dù vẫn tung hoành. Nhiều xe khách vẫn chèo kéo, giành giật khách dọc đường khiến nhiều đoạn giao thông hỗn loạn. Tại khu vực ngã tư AMATA, thuộc địa phận thành phố Biên Hòa, tình trạng chèo kéo, giành giật khách diễn ra thường xuyên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.