Hôm nay,  

Tết Của Khách Thương Hồ

15/02/201000:00:00(Xem: 3452)

Tết Của Khách Thương Hồ

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại các chợ nổi trên sông ở miền Tây như Phong Điền (Cần Thơ), Phụng Hiệp (Hậu Giang)... vào những ngày Tết, người ta thường thấy những chiếc ghe hàng cắm sào lại sát bên nhau, trong khi phần lớn các ghe thương hồ khác đã về quê đón Tết. Đó là những gia đình, vì nhiều lý do, đã không có người thân đau đáu chờ mong, không còn mái nhà để ngược xuôi về sum họp. Báo Thanh Niên ghi nhận toàn cảnh về cuộc mưu sinh trong ngày Tết của khách thương hồ miền Tây qua đoạn ký sự như sau.
Những chuyến hàng Tết bao giờ cũng khác. Khách thương hồ buôn hoa kiểng giống như người đang chơi một canh bạc. Đó là kết quả của cả một năm "săn" mai quý, dáng độc; là kết quả của cả những kiến thức, kinh nghiệm trồng hoa Tết bấy lâu. Nhưng nó vẫn "năm ăn năm thua" như canh bạc, chẳng khác. Sáu Chuyện nói có năm ông lời hai, ba chục triệu từ chuyến ghe hoa kiểng bán Tết, nhưng cũng có năm phải đón những cái Tết buồn. Như năm rồi chẳng hạn. Thời tiết thất thường. Mai không nở. Hoa "dội" chợ. Đêm giao thừa, nhiều chủ hoa buồn rười rượi dọn lại những chậu mai vàng xuống ghe, về quê, đợi năm sau. Còn các loại hoa nở như hồng, cúc, vạn thọ... họ bán tháo. Bán không hết, nhiều thương hồ quẳng lại bên đường,quẳng cả xuống sông.


Thương hồ Trần Thanh Hải (ấp Phú Thạnh, xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày) nói, thời may năm rồi anh kịp nhổ sào lúc 1 giờ 30 đêm giao thừa. Trễ hơn vài tiếng, nhiều ghe phải khó nhọc để qua kênh Nước Mặn, về Chợ Gạo, do hoa giăng kín mặt sông. Anh kể, có năm đi 10 ghe thì chỉ có 2 ghe được về sớm như anh, còn lại thì phải "canh" chợ. Đợi đến khi "cuốn" chợ, hết người mua hoa mới "cuốn" hoa. "Dân thương hồ tụi tui mùng ba, mùng bốn mới đón Tết là chuyện thường", anh Hải nói. Hải có 3 đứa con. Hai đứa lớn anh gửi ở nhà bên ngoại. Còn cô út Huỳnh Hương, Hải kể vợ anh mang thai và sanh cháu sau một chuyến đi dài về miệt ruộng. Mười mấy năm nay, từ lúc có vợ, hai vợ chồng Hải sống bằng nghề trồng hoa kiểng. Cái nghiệp thương hồ của vợ chồng Hải bắt đầu từ khi họ vét túi được 25 triệu đồng dành dụm, mua được chiếc ghe lườn và máy chạy dầu cũ, xuôi theo con nước về miệt dưới. Dân quê anh có cái nghề hoa kiểng nổi tiếng khắp đồng bằng sông Cửu Long nên những chuyến hàng xuất xứ từ đây thường rất được ưa chuộng. Có điều, những chuyến xuôi con nước cứ xa hơn, xa dần... "Chỉ có ở đảo là chúng tôi chưa ra thôi", một người nói bông lơn. Và vì đi xa nên những chuyến quay về thường rất hối hả. 
Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niên, ngày Tết, khách thương hồ xúm xít lại bên nhau, ly trà, ly rượu. Câu chuyện của mỗi người là một ký ức, một cố hương. Để trên đường bôn ba cầu thực, mỗi khi cắm sào neo bến, họ cũng có một nơi để kể với mọi người rằng "từ đó, mình bắt đầu xuôi ngược..."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.