Hôm nay,  

Tết Của Khách Thương Hồ

15/02/201000:00:00(Xem: 3451)

Tết Của Khách Thương Hồ

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại các chợ nổi trên sông ở miền Tây như Phong Điền (Cần Thơ), Phụng Hiệp (Hậu Giang)... vào những ngày Tết, người ta thường thấy những chiếc ghe hàng cắm sào lại sát bên nhau, trong khi phần lớn các ghe thương hồ khác đã về quê đón Tết. Đó là những gia đình, vì nhiều lý do, đã không có người thân đau đáu chờ mong, không còn mái nhà để ngược xuôi về sum họp. Báo Thanh Niên ghi nhận toàn cảnh về cuộc mưu sinh trong ngày Tết của khách thương hồ miền Tây qua đoạn ký sự như sau.
Những chuyến hàng Tết bao giờ cũng khác. Khách thương hồ buôn hoa kiểng giống như người đang chơi một canh bạc. Đó là kết quả của cả một năm "săn" mai quý, dáng độc; là kết quả của cả những kiến thức, kinh nghiệm trồng hoa Tết bấy lâu. Nhưng nó vẫn "năm ăn năm thua" như canh bạc, chẳng khác. Sáu Chuyện nói có năm ông lời hai, ba chục triệu từ chuyến ghe hoa kiểng bán Tết, nhưng cũng có năm phải đón những cái Tết buồn. Như năm rồi chẳng hạn. Thời tiết thất thường. Mai không nở. Hoa "dội" chợ. Đêm giao thừa, nhiều chủ hoa buồn rười rượi dọn lại những chậu mai vàng xuống ghe, về quê, đợi năm sau. Còn các loại hoa nở như hồng, cúc, vạn thọ... họ bán tháo. Bán không hết, nhiều thương hồ quẳng lại bên đường,quẳng cả xuống sông.


Thương hồ Trần Thanh Hải (ấp Phú Thạnh, xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày) nói, thời may năm rồi anh kịp nhổ sào lúc 1 giờ 30 đêm giao thừa. Trễ hơn vài tiếng, nhiều ghe phải khó nhọc để qua kênh Nước Mặn, về Chợ Gạo, do hoa giăng kín mặt sông. Anh kể, có năm đi 10 ghe thì chỉ có 2 ghe được về sớm như anh, còn lại thì phải "canh" chợ. Đợi đến khi "cuốn" chợ, hết người mua hoa mới "cuốn" hoa. "Dân thương hồ tụi tui mùng ba, mùng bốn mới đón Tết là chuyện thường", anh Hải nói. Hải có 3 đứa con. Hai đứa lớn anh gửi ở nhà bên ngoại. Còn cô út Huỳnh Hương, Hải kể vợ anh mang thai và sanh cháu sau một chuyến đi dài về miệt ruộng. Mười mấy năm nay, từ lúc có vợ, hai vợ chồng Hải sống bằng nghề trồng hoa kiểng. Cái nghiệp thương hồ của vợ chồng Hải bắt đầu từ khi họ vét túi được 25 triệu đồng dành dụm, mua được chiếc ghe lườn và máy chạy dầu cũ, xuôi theo con nước về miệt dưới. Dân quê anh có cái nghề hoa kiểng nổi tiếng khắp đồng bằng sông Cửu Long nên những chuyến hàng xuất xứ từ đây thường rất được ưa chuộng. Có điều, những chuyến xuôi con nước cứ xa hơn, xa dần... "Chỉ có ở đảo là chúng tôi chưa ra thôi", một người nói bông lơn. Và vì đi xa nên những chuyến quay về thường rất hối hả. 
Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niên, ngày Tết, khách thương hồ xúm xít lại bên nhau, ly trà, ly rượu. Câu chuyện của mỗi người là một ký ức, một cố hương. Để trên đường bôn ba cầu thực, mỗi khi cắm sào neo bến, họ cũng có một nơi để kể với mọi người rằng "từ đó, mình bắt đầu xuôi ngược..."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.