Hôm nay,  

Voi Dữ Về Làng

02/04/200900:00:00(Xem: 3840)

VOI DỮ VỀ LÀNG

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trong tháng 3 vừa qua, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, một đàn voi rừng hung dữ đã tràn về phá nương rẫy, hoa màu, đe dọa cuộc sống yên bình của người dân hai huyện Vĩnh Cửu và Định Quán. Riêng tại xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, do đất đai nông nghiệp của dân giáp với 1 khu bảo tồn  thiên nhiên, nên cứ vào cuối mùa khô khi mía, điều, xoài của dân đến mùa thu hoạch là đàn voi kéo nhau ra kiếm ăn, gây thiệt hại cho nông dân. Báo Người Lao Động ghi nhận về thảm họa này như sau.
Trong đàn voi , hung hăng nhất là "ông ngà quỷnh". Đó là biệt danh  dân địa phương đặt cho con voi đực lớn nhất đàn. Con voi này có cặp ngà mọc lệch, một chiếc cong vòm lên, chiếc còn lại chúc xoải xuống đất; đi đến đâu cũng gầm thét vang trời, cuốn vòi sục sạo và gạt phăng tất cả những gì cản trở. Người dân nào gặp con voi này cũng bị dí tận mạng.


Một viên chức tên là Nguyễn Hữu Ịạo,  phó  hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu, cho biết đàn voi thường xuất hiện nhiều địa điểm khác nhau trên phạm vi cả chục cây số nên người dân rất khó đề phòng. Hạt đã vận động người dân nên cảnh giác khi làm rẫy trong rừng sâu. Khi thấy voi chỉ khua mõ, chiêng, đánh trống, gây tiếng nổ, đốt lửa để xua đuổi, tuyệt đối không được bắn.  Chủ tịch ủy ban xã Phú Lý Nguyễn Thái Lai cho biết có khi đàn voi còn tiến vào các khu dân cư gần trụ sở ủy ban xã. Hiện toàn xã có khoảng 700  gia đình cư  dân nằm trong khu vực thường xuyên bị đàn voi quấy phá và đã gây thiệt hại khoảng trên 100 hecta hoa màu, cây trái. Trong đó có khoảng 30  gia đình với mức thiệt hại trung bình  từ 20 triệu đến 50 triệu đồng. Vừa qua, huyện hỗ trợ 20 gia đình một số ít tiền bạc nhưng nhiều  gia đình vẫn lâm vào cảnh nợ nần.
Theo thống kê, hiện tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu có khoảng 13 con voi lớn, nhỏ. Các viên chức kiểm lâm cho biết để hạn chế sự xuất hiện của voi, người dân thường mang gạo, muối, nước uống vào các điểm ven rừng để chúng ăn. Nhưng đàn voi lại cứ thích sục sạo vào các chái bếp để tìm gạo, muối, thậm chí ăn cả chiếu.  Tại huyện Định Quán, ủy ban huyện cho biết có khi cả đàn khoảng 10 con nổi cơn thịnh nộ, xuống phố nhổ cả biển báo giao thông, phá hoa màu trồng quanh các lâm trường của Công ty Lâm nghiệp La Ngà và khu đồi Đá Đỏ.
Bạn,
Báo Người Lao Động dẫn lời cư dân Lê Minh, một người dân sống lâu đời ở xã Phú Lý,được mệnh danh là người "săn" ảnh voi nhiều nhất vùng, kể rằng để thu thập hình ảnh đàn voi dữ báo cáo cho xã và ngành kiểm lâm, không ít lần cư dân nàybị voi rượt chạy "trối chết."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nguồn vốn ưu đãi từ các chương trình dành cho hộ nghèo, hộ khó khăn đã được giải ngân cho cán bộ UBND xã Hội Sơn (Anh Sơn, Nghệ An).
Ông là cán bộ Văn Phòng Chính phủ, đã nghỉ hưu, nguyên Thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng (thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Phan Văn Khải),
Nhà thơ Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, nay là thôn Phúc Tằng, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Dân trồng mía Quảng Ngãi thê thảm: Chưa năm nào người trồng mía ở Quảng Ngãi lại khổ sở trước cảnh thiếu nhân công thu hoạch mía như năm nay.
Một vụ cháy lớn đã xảy ra vào 19 giờ 15 phút ngày 5/5 tại khu nhà xưởng tạm tại ngã ba Tam Trinh - Pháp Vân, quận Hoàng Mai, Hà Nội; thiêu rụi một lượng lớn điều hòa và máy móc trong khu nhà xưởng này.
Báo Tuổi Trẻ kể rằng ông Võ Đình Tâm - chi cục trưởng Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Định cho biết đơn vị này nhận được 10 đơn phản ánh
Cán bộ lúc nào cũng mưu tính chuyện đốt tiền... vì thế nào cũng có những cục tiền được nhét vào gầm bàn. Đó là hoàn cảnh chung của quốc doanh.
Trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, bạn đã làm gì? Mỗi hoàn cảnh, một khác nhau, và với những suy nghĩ dị biệt nhau.
Báo Dân Trí cho biết sau tỉnh An Giang, là tỉnh Đồng Tháp: UBND tỉnh Đồng Tháp công bố tình trạng sạt lở bờ sông Tiền, đoạn thuộc ấp Bình Hòa (xã Bình Thành, huyện Thanh Bình).
Mẹ và quê hương là hai chủ đề trở đi, trở lại trong thơ Trần Trung Đạo. Nhưng không có gì trở thành quen thuộc trong thơ họ Trần. Tất cả đều tươi mới, đều là những cảm xúc trôi chảy tự nhiên,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.