Từ 1985 đến 2008, tác giả là thú y sĩ ngành vệ sinh thịt (meat
hygiene) của Canadian Food Inspection Agency CFIA.
Làm việc tại hầu hết các lò sát sanh vùng Québec cũng như tại các
tỉnh bang (NB, NS, PEI) thuộc miền đông Canada.* * *
Con người đã biết ăn thịt ngựa từ bao giờ?
Có lẽ con người đã biết thưởng thức món thịt ngựa từ xửa từ xưa
rồi.
Các cuộc khai quật khảo cổ cho biết là loài người đã biết ăn thịt
ngựa từ hồi thời kỳ đồ đá lận. Người ta đã tìm gặp được rất
nhiều xương ngựa hóa thạch nằm rải rác trên những vùng rộng lớn của
thung lũng các sông Seine và sông Loire bên Pháp.
Các sử liệu cũng cho biết là dân La Mã, Hy Lạp, Iran, Irak và Trung
Quốc cũng đã hẩu xực món này từ khuya rồi.
Cửa hàng thịt ngựa đầu tiên đã xuất hiện tại Paris vào năm 1866 và
từ đó đến nay kỹ nghệ này đã không ngừng bành trướng thêm lên mãi.
Với biến cố bệnh bò điên (BSE) trước đây tại u Châu, thịt ngựa lại
càn trở nên một món hàng được nhiều người ưa chuộng hơn nữa.
Tại Quebec Canada, trước kia thịt ngựa chỉ được cho phép bán ở những
tiệm chuyên biệt để bán loại thịt này mà thôi, gọi là Boucherie
chevaline. Ngày 23/6/94, Quebec đã ban bố quyết định cho phép thịt ngựa
được bán ra ở các siêu thị. Tuy vậy, mặt hàng này cũng còn rất
yếu, nên chỉ có một số nơi dám bán mà thôi!
Nói chung, bà con Việt Nam vẫn còn e ngại thịt ngựa
Thịt ngựa còn là một món ăn không mấy người Việt Nam dám đụng tới
vì sợ tội…
Tuy đa số người mình đều có nghe nói đến, nhưng chắc không có mấy ai
trong chúng ta có dịp thưởng thức món ăn độc đáo nầy. Lý do có thể
là do tập quán ăn uống của người Việt Nam, ngựa được xem là con vật
quý, hữu dụng và rất gần gũi với con người, ai nỡ ăn thịt chúng
được.
Đây cũng là ý nghĩ chung của phần lớn người Ca na điên, người Mỹ, và
cũng như của đa số bà con Việt nam đang sống tại hải ngoại.
Thịt ngựa tại Viêt Nam thì sao?
Bên nhà thì có hơi khác. Mấy năm trước đây, tại VN phong trào ăn thịt
ngựa bắt đầu được nhen nhúm ra và có vẻ càng ngày càng bành trướng
thêm lên mãi.
Theo ThoiBao online Canada
"…Gần đây thịt ngựa bắt đầu lấp ló. Một công ty ở SG nhập cảng
ngựa từ Mông Cổ để bán thịt tươi, chế biến xúc xích… Công ty này có
tham vọng tung thịt ngựa vào siêu thị cùng với các mặt hàng pa tê,
thịt hộp. Tuy nhiên, sau một thời gian chào hàng giới thiệu, mặt hàng
chính của công ty vẫn là cao ngựa, xúc xích ngựa và rượu ngâm hơn là
thịt tươi...
Ở Saigon, thịt ngựa nếu có giả, chắc phải ngược lại là bò giả
ngựa. Bởi thịt ngựa còn không có đủ để cung cấp cho thị trường, lấy
đâu nhiều tới mức mang ra làm giả. Đôi khi thịt trâu giả bò chứ ngựa,
bò giả lẫn nhau thì chưa nghe bao giờ. Anh đầu bếp vui tính giải
thích ngay: -Quán toàn món nướng, xào ngay không mất thời gian ninh,
hầm nên chỉ dùng bắp đùi trên của chân là phần ngon nhất của một con
ngựa.
Nạc nhiều, không mỡ và rất mềm, mềm hơn cả thịt bò. Phần đùi dưới
của chân có lẫn nhiều gân, khó chế biến các món thông thường và
những phần khác thì khá dai. Đúng là từ tảng phi lê to, đầu bếp xắt
ra từng lát mỏng nấu nướng chiên xào luôn rất nhanh, không cần phải
ướp lâu mà miếng thịt vẫn hết sức mềm mại…
…Nhóm bạn rủ nhau đi ăn thịt ngựa đầu năm. Thoạt tiên chỉ ba người
nhưng sau thành mười. Lý do đưa ra là ăn thịt ngựa từ trước tới giờ
vẫn được coi là lấy hên.
À, thì ra như vậy. Hy vọng mấy dĩa ngựa xào lăn, phi lê hấp… đang bốc
khói thơm lừng này sẽ mang tới cho mọi người một năm Giáp Ngọ nhiều
may mắn…" - (Ngưng trích-Sài Gòn Cô Nương-Năm Ngọ,đi ăn thịt ngựa-
ThoiBao online).
Trang mạng Doanh Nghiệp Phú Thọ có giới thiệu một số món, chẳng hạn
như:
- Lẩu ngựa, thịt ngựa hấp, thịt ngựa cuốn bánh tráng, thịt ngựa
bằm xúc bánh đa, dạ dầy ngựa xào dừa (sao nghe ớn quá!), đuôi ngựa
hầm thuốc Bắc đặc biệt dành cho các cụ "bị bình yếu"…Các
bạn nào đã từng có dịp xơi thịt ngựa tại Vn hãy kể lại cho bà con
hải ngoại thèm chơi.
Sao lạ quá, ở bên nhà cái món nào hiếm quý và đắt tiền thì đều
có tính năng bồi bổ và trị bệnh xìu của đàn ông hết trọi? Thât
không hiểu nỗi.
Một thời kiểm tra thịt ngựa.
Ngựa 4 cẳng tại Canada
Dân Bắc Mỹ xem ngựa là con vật quý phái và là bạn của con người.
Tại nông thôn ngựa được dùng để kéo xe đi chơi, để thi kéo gỗ, hoặc
để cho người cưỡi.Tại các thành phố lớn ngựa được sử dụng để đua,
giúp cho dân có máu đỏ đen cá độ.
Thịt ngựa tại Canada cũng không được mấy ai chiếu cố cho lắm. Chỉ có
vào khoảng 5% dân chúng, thường là gốc u châu, mới dám ăn mà thôi…
Còn các cháu nhỏ bên nầy thì yek! nhăn mặt lắc đầu le lưỡi có vẻ
kinh tỡm
Người gõ cũng đã từng thăm dò sở thích nầy với các giới đồng hương
Việt Nam. Câu trả lời thường nghe là đa số bà con mình không thích
món thịt ngựa cho lắm nhưng nếu có dịp thì cũng thử một lần cho
biết đá biết vàng với người ta.
Cũng có kẻ xấu miệng xấu mồm, không biết gì lý do gì, lại nói
rằng các chị không nên đụng tới thịt ngựa vì…đàn bà con gái mà ăn
thịt ngựa 4 cẳng thì coi… kỳ cục lắm?
Thật ra trong thực tế chẳng cần phải mời mọc làm chi cho mất công,
vì mỗi khi các bà các chị vừa mới nghe nói đến chữ ngựa là đã
nhăn mặt la lên rồi còn đâu mà dám ăn nữa…ăn sợ tội chết đi!
Cũng có người cực lực phản đối việc bán thịt ngựa.
Ngựa là con vật rất được mọi người quý mến. Tại Hoa kỳ, Tổ chức
Equine advocates inc. là một trong nhiều nhóm đã cổ võ mạnh mẽ việc
bài trừ tập quán ăn thịt ngựa trong dân chúng. Họ cũng không muốn
thấy loài vật này bị ngược đãi.
Trước 2007, hằng năm ba nhà máy thịt ngựa, một tại Illinois và hai
tại Texas Hoa Kỳ đã giết trên 90.000 con ngựa. Phần lớn thịt được
xuất cảng sang u châu. Nay thì Hoa Kỳ vừa ban hành luật mới cấm giết
ngựa để lấy thịt.
"On May 24, 2007, the last slaughterhouse in the USA producing horsemeat
for human consumption was closed by State statute Recently there have been
several state and federal regulatory initiatives in the USA intended to prevent
the slaughter of horses for human consumption"
Ai cũng biết kỹ nghệ dược phẩm Hoa Kỳ đã sử dụng Ngựa cái mang thai
để sản xuất ra một loại thuốc có tên là Premarin. Đây là một hỗn
hợp hormone trích lấy từ nước tiểu của Ngựa cái đang mang thai.
Premarin là một dược phẩm rất phổ thông và được sử dụng như một
hormone thay thế (HRT: Hormone Replacement Therapy) cho các bà trong thời
kỳ mãn kinh.
"Premarin is the commercial name for a medication consisting primarily of
conjugated estrogens. Isolated from mares'urine (pregnant mares' urine), it is
manufactured by Wyeth Pharmaceuticals (part of Pfizer since January 2009) and
has been marketed since 1942. It is available in oral (0.3/0.45/0.625/0.9/1.25
mg), IV, and topical (vaginal) form" (Wikipedia)
Sau vài ba năm khai thác lấy nước tiểu, ngựa cái bị loại ra và phải
bán hết qua Canada hay Mexico để giết thịt.
Hiện nay, tại Hoa Kỳ có vào khoảng 80.000 ngựa cái được sử dụng
trong mục đích trên… Chúng được cho thụ tinh để mang thai, sau đó thì
bị nhốt trong những chuồng rất chật hẹp, rồi môt ống catheter bé nhỏ
được đút thường trực vào bộng đái để cho nước tiểu được hứng dễ
dàng.
Ngựa con đẻ ra, được nuôi lớn, vổ béo và gởi đi hạ thịt.
Premarin đã đem lại cho Cty Dược Phẩm Wyeth Ayerst lối 1 tỉ $ / năm.
Tại Canada, Tổ chức Help Horse cũng rất tích cực trong công tác chống
đối việc ăn thịt ngựa.
Tình hình sản xuất thịt ngựa tại Canada.
Năm 2011 có hơn 89.000 con ngựa bị giết thịt tại 4 nhà máy Canada (2 ở
Alberta và 2 ở Québec)
Canada đứng hàng thứ nhì sau Argentine trong việc xuất cảng thịt ngựa.
L'élan à ce commerce a été donné lorsque les États-Unis ont interdit en
2007 l'abattage de chevaux destiné à la consommation humaine, en réponse aux
pressions d'activistes. Dès lors, le Canada et le Mexique ont pris le relais,
le Canada devenant le deuxième exportateur après l'Argentine. Quelque 89 000
chevaux ont ainsi été abattus au Canada en 2011, contre 50 000 en 2006. Le
pic s'est situé en 2008 avec 113 000. (Le Soleil,Quebec)
Cty Bouvry Exports Calgary Ltd. Chuyên sản xuất thịt ngựa, -Nhà máy
chính nằm ở Mc Leod, Alberta. Tại nơi đây ngoài thịt ngựa ra người ta
còn sản xuất thịt bò rừng (bison,buffalo) và cả thịt chim đà điểu
(autruche,ostrich) nữa. Công ty Bouvry còn có một trụ sở (Equus Sa) đặt
ngay tại phi trường Paris Charles de Gaulle nhằm tiếp nhận thịt ngựa
nhập từ Canada để sau đó phân phối đi khắp u Châu.
-Nhà máy phụ là Viandes Richelieu inc. ở Massuéville, cách Montreal lối
80 km. Lúc trước người gõ thường hay đến khám thịt tại nhà máy này.
Tại đây, phần lớn 80% ngựa hạ thịt được nhập từ Hoa Kỳ (Michigan,
Virginia, Pennsylvania), 15% từ tỉnh bang Ontario, Canada và 5% là ngựa
vùng Quebec.
Các giống ngựa thường thấy chở đến nhà máy để hạ thịt thuộc dòng
Thoroughbred còn được gọi là Pur Sang Anglais, Palomino và các giống
ngựa kéo rất to con như Belge và Percheron… Đa số là những thú phế
thải từ kỹ nghệ sản xuất thuốc Premarin, số còn lại là ngựa đua,
ngựa kéo xe, và Ngựa dùng để cưỡi giải trí, ngựa què và ngựa già.
Mùa thu là mùa ngựa bị hạ thịt nhiều nhất, lý do có thể là để
khỏi bận tâm chăm sóc và nuôi dưỡng lúc mùa đông giá lạnh đến.
Thịt ngựa, 95% được xuất cảng, phần lớn là qua Pháp, kế là Ý, Thụy
Sĩ và Nhật Bản. Trung bình, 48 giờ sau khi được hạ thịt tại Canada,
thịt ngựa đã có mặt tại các nhà hàng Paris.
Mỗi năm, Pháp tiêu thụ lối 18.000 tấn thịt ngựa, tương đương với 1% số
lượng thịt các loại. Thịt ngựa được nhập nhiều nhất là từ Nam Mỹ
(30%), Canada (22%) và Anh Quốc (12%).
Thịt ngựa được xem là một món ăn hảo hạng tại Kinh đô ánh sáng!
Năm 2007, Hoa kỳ ban bố luật cấm hạ thịt ngựa trên toàn lãnh thổ cờ
hoa.
Ngựa phải gởi bán qua Mecxico và Canada để được hạ thịt.
Năm 2007, 35 000 ngựa Hoa kỳ được gởi qua Canada và 10 783 con được gởi
qua Mexico để hạ thịt.
Một thời kiểm tra thịt ngựa. Ngựa bị hạ thịt bằng cách nào?
Để được an toàn, tuần tự từ con ngựa một được lùa vô một khung sắt
chật hẹp. Sau đó thì dùng súng săn nòng 0.22 bắn vào giữa trán con
vật. ngựa liền được móc lên cao, đầu thòng xuống đất. Kế đến là
cắt cổ, tách rời đầu ra ngoài, lột da, mổ bụng đem hết đồ lòng ra
ngoài để được thú y sĩ khám.
Tại Canada, chỉ có tim và lá lách (spleen,rate) là được giữ lại để
làm thực phẩm cho người. Gan và thận vì chứa nhiều cadmium nên bị
loại bỏ. Riêng gan có thể được sử dụng để làm thức ăn cho chó và
mèo.
Phần mỡ ở gáy cổ, phía bên dưới bờm của ngựa được cắt ra. Đó là
một thỏi mỡ rắn chắc màu vàng, dài lối 80 cm và nặng 4-5 kg được
bán cho các nhà bào chế mỹ phẩm phụ nữ. Quầy thịt sau đó được xẻ
đôi dọc theo xương sống. Ở mỗi con Ngựa, người ta phải lấy một mẫu
thịt để xét nghiệm tìm sự hiện diện của một loại ký sinh trùng,
đó là giun bao Trichinella spiralis. Đây là một yêu cầu bắt buộc của
các quốc gia u châu. Từ trước tới nay chưa có một ca ký sinh trùng
Trichinella nào được phát hiện ra ở thịt ngựa sản xuất tại Canada
cả.
Bệnh Giun bao Trichinosis là gì?
Đây cũng là một bệnh ký sinh rất quan trọng trong thịt, gây nên bởi
giun Trichinela spiralis.
Một số gia súc như chó, mèo, heo, ngựa và thú hoang dã như chuột,
chồn, gấu vv…đều có thể bị nhiễm bệnh giun bao trichinosis.
Ấu trùng của giun bao nằm cuộn tròn trong những nang thật bé nhỏ
trong thịt. Chúng ta không thể nhận thấy bằng mắt thường được.
Thú bị nhiễm giun Trichinella spiralis do ăn phải thức ăn bẩn, hoặc ăn
nhằm xác chuột có chứa ký sinh trùng.
Ăn thịt bệnh, nếu nấu không thật chín, chúng ta sẽ bị nhiễm bệnh
trichinosis.
Acide trong bao tử sẽ làm tan các vỏ nang và phóng thích ấu trùng
Trichinella spiralis ra ngoài và trở thành giun trưởng thành (dài từ
1,5mm tới 3,5mm) trong ruột.
Giun đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng, và qua đường bạch huyết đi định
vị khắp nơi.
Nếu bị nhiễm nhẹ thì không thấy có triệu chứng gì cả. Nếu khá
nặng, bệnh nhân sẽ cảm thấy bị mệt mỏi, đau nhức các bắp thịt và
các khớp xương, mí mắt sưng phù và mắt có thể bị nhức nhối.
Trường hợp nhiễm thật nặng thì sẽ có biến chứng tim và não.
Tại Canada, mỗi năm có vào khoảng vài chục người chết vì bệnh bệnh
giun bao. Đa số nạn nhân là thổ dân Indien và dân thiểu số Esquimaux ở
vùng North West Territories về phía cực Bắc của lãnh thổ.
Có lẽ tập tục ăn thịt thú rừng như thịt gấu chẳng hạn là nguyên
nhân chính để làm cho họ dễ nhiễm bệnh!
Ngoài các loại thú rừng ra còn có một loài động vật khác, đó là
con sư tử biển (sea lion, morse) ở Bắc cực cũng có tỉ lệ nhiễm bệnh
giun bao rất cao.
Từ 1983 đến nay, Canada chỉ phát hiện ra được có 3 ca thịt heo bị
nhiễm ký sinh trùng Trichinella spiralis mà thôi.
Từ năm 2001, trên 18 triệu heo (kể cả heo rừng nuôi) đã được hạ thịt
tại các nhà máy Canada.
Các tests xét nghiệm huyết thanh học đều không tìm thấy sự hiện diện
của bệnh trichinosis ở số heo kể trên.
Riêng đối với thịt ngựa sản xuất tại Canada mà phần lớn được xuất
cảng sang Pháp, Liên u, bắt buộc mỗi quầy thịt đều phải được kiểm
tra ngay tại nhà máy sự hiện diện của ký sinh trùng giun bao
Trichinella spiralis.
Lúc sống, ngựa cân nặng trung bình 500 kg, sau khi làm xong, quầy thịt
chỉ còn nặng lối 325 kg. Sau đó thì quầy thịt được đưa vô phòng lạnh
để được cắt xẻ ra theo từng loại thịt, cho vô thùng carton, và dán
nhãn hiệu để chờ được gởi đi xuất cảng.
Tính chất của thịt ngựa.
Khác với thịt bò, thịt ngựa chứa một tỉ lệ myoglobine rất cao nên
có màu đỏ sậm, mỡ rất vàng. Ngựa con cho một loại thịt đỏ
nhạt.Thịt ngựa chứa nhiều chất sắt, và cũng nhiều chất cadmium hơn
thịt các loài gia súc khác. Đây là một thứ kim loại có thể có được
từ các chất phế thải của kỹ nghệ khai thác các quặng đồng, chì,
và kẽm. Cadmium có nhiều trong kỹ nghệ mạ kền, trong các bình điện,
trong kỹ nghệ plastic, nước sơn…Cùng trong một điều kiện môi sinh y
nhau, thịt ngựa có chứa một lượng cadmium 50 lần nhiều hơn thịt heo.
Cadmium tập trung nhiều nhất trong gan và trong thận của ngựa.
Nếu bị nhiễm cadmium trong thời gian lâu dài, hệ miễn dịch, hệ thần
kinh, thận và máu của bệnh nhân có thể bị tổn hại. Cadmium có thể
gây ra cancer!
Đặc tính chung của thịt ngựa là nó rất mềm và chứa rất ít mỡ.
100 gram thịt ngựa chứa 4mg chất sắt, tương đương với 27 % nhu cầu hằng
ngày của chúng ta. Thịt ngựa còn là nguồn proteine, niacine, vitamine
B12, và kẽm (Zn). Mỗi 100 gram thịt ngựa chỉ có lối 4,6 gram mỡ mà
thôi. Nói chung, nếu quý bạn chuộng một loại thịt ít mỡ, thì thịt
ngựa là một giải pháp hữu lý nhất.
Giá trị dinh dưỡng của thịt ngựa (100 gram thịt):
Năng lượng….. 133 Cal
Proteine………21,4 gr
Lipides ……….4,6 gr
Cholesterol……68 mg
Glucides……… 0 gr
Giá cả ra sao? (Theo giá của năm 2006)
Tại Montreal, thịt ngựa có thể được thấy bán trong một vài siêu thị
và trong một số nơi chuyên bán thịt. Nói chung, giá thịt ngựa đắt hơn
giá thịt bò.
Filet mignon …….35$ / kg
Boston………….. 20$/kg
Ronde………….. 17 $/kg
Haut Surlonge…. 16$ / kg
Tournedos……… 11 $/ kg
Viande hachée….. 6$/ kg (đây là thịt vụn được xay chung với nhau)
Vấn đề thịt ngựa có thể bị nhiễm chất cấm Phenylbutazone.
Người tiêu thụ lo sợ thịt ngựa có thể có chứa tồn dư thuốc
Phenylbutazone (còn gọi là bute).
Đây là một loại thuốc (Non steroidal AntiInflammatory drug NSAID) chống
đau nhức, nóng sốt, phong thấp và viêm khớp. Thường được dùng cho
ngựa.
Luật cấm sử dụng Phenylbutazone ở thú vật nhằm mục đích sản xuất
thịt, trứng và sữa.
Thời gian ngưng thuốc (withdrawal period) trước khi hạ thịt chưa thấy
được xác định.
Phenylbutazone, có thể gây bệnh thiếu máu aplastic anemia (thiếu máu
bất sản) ở người.
Canada and US
Phenylbutazone is not labeled for use in food-producing animals; therefore,
there are no established withdrawal times on product labeling for
food-producing species. Phenylbutazone is not permitted at any concentration
(zero tolerance) in meat, milk, or eggs intended for human consumption.
Canada kiểm soát chất Phenylbutazone trong thịt ngựa.
(Năm 2013, u Châu bị scandal vì treo đầu bò mà lại bán thịt ngựa-Mời
xem mục tham khảo).
Người gõ xin tóm lược các điểm chánh yếu về về quy định của Cơ quan
kiểm tra thực phẩm Canadian Food Inspection Agency(CFIA) trong vấn đề sản
xuất thịt ngựa tại Canada (Horse meat-Fact sheet).
Giới kỹ nghệ (Canada) có trách nhiệm về tính an toàn của thịt bán
ra tại Canada, đúng theo quy định của bộ luật Food and Drugs Act.
Phenylbutazone (còn gọi là bute) là một loại thuốc chống đau nhức,
thường được sử dụng ở ngựa què. Thuốc thuộc nhóm "Non steroidal
anti inflammatory drugs". Health Canada quy định việc sử dụng thuốc
thú y. Phenylbutazone được cho phép sử dụng ở loài ngựa nhưng cấm
dùng cho những ngựa hạ thịt nhằm mục đích cung cấp thịt cho người
tiêu thụ. Đối với thuốc Phenylbutazone, Cơ quan CFIA ấn định dư lượng
phải là là Zéro tolérance.(có nghĩa lá thịt ngựa không được phép chứa
bất kỳ một dư lượng nào).
CFIA cho xét nghiệm sự hiện diện tồn dư phenylbutazone trong thịt như
thế nào?
Các nhà máy thịt thuộc thẩm quyền kiểm soát của Liên bang (Fédéral)
đều được kiểm tra hằng ngày đúng theo luật định về vệ sinh an toàn
thực phẩm Canada. (Chỉ có nhà máy liêng bang mới có xuất cảng thịt
ra khỏi Canada).
CFIA cũng có chương trình xét nghiệm thịt một cách ngẫu nhiên các
loại: nông dược (pesticides), hóa chất ô nhiễm môi sinh, và dược phẩm
thú y.
Chương trình giám sát trên dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế ấn định
bởi cơ quan Lương Nông thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc. Tầng số xét
nghiệm có mục đích phát hiện khuynh hướng vi phạm việc sử dụng
thuốc thú y. CFIA cho tăng tầng số xét nghiệm khi nhận thấy số vi
phạm có mòi gia tăng.
Ngoài việc kiểm tra ngẫu nhiên (randomly) các tồn dư hóa học, CFIA còn
cho thực hiện các xét nghiệm có chủ đích (targetted) căn cứ trên dấu
hiệu lâm sàng trước và sau khi con thú bị hạ thịt.
Tại nhà máy, CFIA trong cậy vào khả năng của đội ngũ Thú y sĩ và
kiểm tra viên inspectors. Nhiệm vụ của họ là nhận diện qua dấu hiệu
và bệnh sử các con ngựa nào đã được chữa trị bằng thuốc
phenylbutazone. Quầy thịt của chúng sẽ bị giữ lại tại nhà máy đến
khi có kết quả xét nghiệm âm tính.
Ngoài ra, sau khi ngựa bị giết, thú y sĩ sẽ kiểm soát coi con vật có
bị viêm khớp hay không. Phenylbutazone là loại thuốc thường được các
nhà chăn nuôi ngựa ưa chuộng trong trường hợp nầy.
Một thời kiểm tra thịt ngựa. 4- CFIA cho biết?
Từ 2002, CFIA thường xuyên cho kiểm tra phenylbutazone trong thịt ngựa.
Kết quả xét nghiệm cho thấy có sự tuân thủ theo quy định rất cao.
Kỹ thuật xét nghiệm của Canada rất cao, dụng cụ tiên tiến, có thể
phát hiện dư lượng phenylbutazone ở dư lượng 1 trên/ ngàn tỷ (trillion
hay mille milliards)
Mời bạn lai rai ba sợi với tác giả?
Ngày xưa lúc còn đi làm, người gõ bị méo mó nghề nghiệp và cũng
vì có tánh tò mò nên mỗi khi có dịp khám một loại động vật nào
mới lạ (ngựa, thỏ, chim đa đa ? (perdrix), cút, vịt, nai, bò rừng
(bison), dê, cừu…) thì hay mua thịt về ăn cho biết để còn nói chuyện
với người ta nữa. Duy có thịt chim đà điểu (emeu, autruche) thì chưa
kịp thử qua. Nhà máy bán giá đặc biệt cho nhân viên.
Thịt ngựa, tác giả cũng có thử nhiều lần. Bà con và bạn bè lúc
mới được mời thì ai ai cũng có vẻ hăng say, háo hức lắm, nhưng lúc
ngồi vào bàn thì hầu như đa số đều rụt rè, nhợn tới nhợn lui chớ
không mặn nòng " hồ hởi " như lúc chưa nhập tiệc. Từ dạo đó
người gõ không ăn nữa. Thấy sao nhẫn tâm quá, tội nghiệp con ngựa lắm
các bạn ơi…
….Xem link Recette Canada các món ăn làm từ thịt ngựa (Viandes Richelieu)
trong mục tham khảo
Ăn uống ngon hay dở cũng tùy theo gu của mỗi người, và cũng tùy
thuộc vào sự khéo tay của các chị.
Nói chung, thịt ngựa có thể được biến chế y như những món làm từ
thịt bò. Thịt ngựa rất mềm, ít mỡ, nấu mau chín, nhưng thịt dễ bị
khô đi, không nên nướng hoặc nấu quá lâu thịt sẽ trở nên dai.
Nếu nướng lò, chỉ dùng nhiệt độ thấp 165oC (325oF) mà thôi.
Người gõ thường làm món thịt ngựa lúc lắc ướp dầu hào và dầu mè,
chiên sơ sơ để thịt không bị dai, đơm xà lách son (cresson) hoặc rau
càng cua (nếu có), rau thơm tía tô, quế, ngò gai, ngò om, rắc đậu
phộng rang đâm nhỏ lên trên. Ăn tiền là nước chấm gồm có sả và tỏi
xay cho nhuyễn trộn trong nước me (nấu chín) thêm tí nước tương Bồ đề
hoặc maggi và đường nêm cho vừa ăn.
Ăn với bánh mì baguette nóng dòn, bánh tráng mè hoặc với bánh phồng
tôm Sa giang cũng ngon hết chỗ chê.
Không thể thiếu rượu và bạn hiền được.Nhớ xách theo theo vài ba chai
rượu- Apportez votre vin.
Tham khảo
Video: CBC quay lén cách giết ngựa
http://www.watchmojo.com/tv/Grab/CBC/4157145/- CFIA-Safety of Horse Meat
http://www.inspection.gc.ca/food/information-for-consumers/fact-sheets/specific-products-and-risks/meat-and-poultry-products/horse-meat/eng/1331217628360/13312257046- The Canadian Veterinary Journal-The United State' prohibition of horsemeat
for human consumption:Is this a good law?
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2034431/- Nguyễn Thượng Chánh-Treo đầu bò bán thịt ngựa
http://nguoivietboston.com/?p=14850- Recette các món ăn làm từ thịt ngựa (Viandes Richelieu, Quebec):nấu
theo gu Tây phương
http://www.vianderichelieu.com/recherche.php?animal=0- MAPAQ-La viande chevaline
http://www.mapaq.gouv.qc.ca/fr/Publications/pcheval.pdf- Découpe de cheval (các phần thịt ngựa, theo Pháp)
http://universboucherie.com/Familles/Cheval.html#.Uk10jIafhD0- Ds Trần Việt Hưng-Năm Ngọ bàn chuyện thịt ngựa, sữa ngựa và thuốc
Đông Tây từ ngựa
http://huongduongtxd.com/thitsuangua.pdfMontreal, Feb 6, 2014