Hôm nay,  

72 Năm Đan Võng

22/04/200800:00:00(Xem: 3303)

Bạn,

Chuyện kể trong lá thư này là chuyện về một cụ bà  nay đã 84 tuổi   thuộc những người sống thọ nhất trên xã đảo Tân Hiệp - Cù Lao Chàm ( tỉnh Quảng Nam) đã gắn đời mình chỉ với một nghề duy nhất từ năm bà lên 12 tuổi đến nay: đan võng . Đây là  nghề  mà  từ hàng chục đời   qua cùng với nghề biển đã nuôi sống nhiều thế hệ cư dân trên đảo.  Báo Pháp Luật TPSG viết về nghề đan võng của cụ bà  này  qua đoạn ký sự như  sau.

Những chiếc võng của cụ   bà không phải là thứ võng thông thường, nó được bện từ vỏ cây ngô đồng trên đảo, kỳ công vài tháng mới xong một chiếc. Khi góc nhà hết "sợi" ngô đồng, không đủ đan một chiếc võng mới, cụ bà Nguyễn Thị Muộn mang dao rựa tìm đến những rặng ngô đồng mọc nhiều trên núi, bà đi khi mặt trời chưa ló rạng trên biển để khỏi nắng. Nhiều khi không đủ sức đi chặt nhánh ngô đồng thì phải nhờ đến mấy đứa con cháu đi chặt giúp... Dù vậy, cụ vẫn muốn "sợi" ngô đồng mình tự tay chặt, đập vỏ, mang ngâm dưới suối, tước lấy mới yên tâm... 12 tuổi đã được dạy nghề đan võng, giờ đây đôi tay của cụ Muộn vẫn thoăn thoắt, thạo nghề.

Cụ kể, đây là nghề của người Chăm có từ rất lâu đời, khi lớn lên thì đã thấy cụ cố đan võng rồi, nhưng chỉ để dùng trong họ hàng. Một thời, khi Cù Lao Chàm buôn bán thông thương với bên ngoài thì việc đan võng cổ phát triển thành nghề, có thể bán để nuôi sống gia đình... Võng đan bằng sợi cây ngô đồng nên người mua cũng là thương gia, người giàu có. Và từ khi chiếc võng trở thành món hàng độc đáo được nhiều người biết cho đến nay, khi nào giá một chiếc võng cũng cao hơn chiếc võng thường cả chục lần... Một đời đan võng cổ, công việc của cụ Muộn 72 năm qua luôn tuân theo một qui trình hết sức đơn điệu đến mức khó tưởng tượng. Bà cụ đan võng đều đều mỗi ngày, như thể nghiệm đi, thể nghiệm lại một "bài học" về sự kiên nhẫn và sự "chiến thắng" nỗi buồn! Tự tay đốn nhánh ngô đồng (mỗi ngày một ít), mang về dùng búa đập dập vỏ sao thật khéo để khi thành sợi không bị gãy nát. Tiếp, phải mang ra suối, chọn nơi có nước thật trong để ngâm cho đến khi sợi ngô đồng rã thành sợi, phơi khô, tước thành sợi nhỏ... Một chiếc võng ngô đồng, cụ Muộn đan từ mùa con trăng này sang con trăng kia mới xong.

Bạn,
Cũng theo báo Pháp Luật, mấy mươi năm nay, chưa có bất kỳ cư dân nào trên Cù Lao Chàm gắn bó với nghề đan võng cổ lâu như cụ Muộn, cũng có người theo đuổi nhưng chỉ chừng một năm rồi thôi, không ai "chịu nổi" cái công phu, tỉ mỉ và... ít hiệu quả như nghề đan võng cổ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.