Hôm nay,  

Hồn Tết Làng Quê

2/7/200800:00:00(View: 2898)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Bạn,

 

Theo giới nghiên cứu nhân văn,  tại các làng quê Việt Nam ngày trước, không có gì báo tết đã gần kề, thiết thực hơn đó là đi tảo mộ. Không hiểu từ bao giờ mà việc đi tảo mộ đã trở nên quen thuộc, không thể thiếu trong những ngày cận tết, vì đó là một nét đẹp truyền thống, thể hiện đạo lý trước sau, uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam. Chuyện tảo mộ  được  báo Tuổi Trẻ ghi  lại qua bài viết  như sau.  

 

Nhớ xuân xưa khi lên 8, lên 10, thì những ngày sau khi đưa ông táo về trời cũng là những ngày vui nhất, chộn rộn với việc dọn dẹp nhà cửa, náo nức với những đêm ngủ giữ dưa hấu trên ruộng, và nôn nao chờ đến ngày tảo mộ. Từ ngày 23 tháng chạp, khi trường cho nghỉ học là tôi (tác giả bài viết) đã về nội để chờ đi tảo mộ. Từ đầu hôm của ngày 24 tết là nhà ông tôi đã đỏ lửa, chuẩn bị nấu xôi để sáng cho anh em, bà con tụ tập về ăn trước khi đi, rồi chuẩn bị mâm cơm để cúng ông bà sau khi tảo mộ xong. Sáng sớm, khi trời chưa rõ mặt, nhà nội tôi đã đông khách, có những chú, anh từ rất xa vẫn về để chờ đi tảo mộ. Tôi còn nhớ những năm ấy trời đầu xuân rất lạnh, bọn trẻ chúng tôi co ro trong tấm áo mỏng manh, nhưng vẫn rất náo nức, dậy rất sớm, rửa mặt qua loa, dằn bụng cục xôi là xách cuốc chạy theo lon ton theo ánh đèn măng-sông của các chú, bác. Đến vạc gò lớn đầu tiên trời vẫn chưa sáng, ông nội tôi bảo lấy nhang thắp đều hết trên các mộ, và kêu chú út tôi treo phong pháo đại lên nhánh trâm bầu và đốt.

 

Tiếng pháo đầu xuân làm dậy cả cánh đồng, xa xa những ánh đèn, và tiếng pháo tảo mộ khác lại tiếp nhau đì đùng nổ,  báo hiệu xuân đã về, tết đến. Ông tôi bảo thắp nhang và đốt pháo để gọi ông bà về cùng ăn tết với cháu con. Rồi ông chỉ dẫn cho chúng tôi mộ phần của từng người trong họ, ông bảo: "Ráng mà nhớ lấy, để sau này mấy ông lão có qui tiên, thì biết mà về tảo mộ và chỉ lại cho con cháu" . Ngày ấy tôi cảm thấy lời nói của ông sau xa vời quá. Ấy thế mà thời gian trôi nhanh quá, tôi nay đã nửa đời người, và các ông của tôi giờ thì cũng đã theo ông bà về nơi chín suối. Cuộc sống hiện đại hối hả, nên tảo mộ nay không còn như xưa. Không còn cảnh trời tối đốt đèn đi tảo mộ. Không khí họ tộc ít nhiều bị mai một. Hằng năm cứ vào rạng sáng ngày 24, dù có về hay không tôi vẫn giật mình tỉnh giấc sớm. Như nghe tiếng pháo đì đùng trên những cánh đồng xa, và nhớ như in hình ảnh vạc gò lãng đãng hơi sương, khói nhang hoà quyện cùng khói pháo, dưới ánh sáng lung linh của ngọn đèn măng- sông  tạo nên một không gian huyền hoặc nhưng ấm áp tình thân. Nhớ ông tôi lom khom vẩy cỏ trên vạc gò, mà lòng chợt nhẹ đi trước tất bật của bộn bề cuộc sống hôm nay.

 

Bạn,

 

Báo TT viết tiếp: đất đai đang có giá theo từng ngày. Liệu mai này có còn đất cho người nằm xuống" Xu hướng hỏa táng đang được thịnh hành. Thế thì có còn tảo mộ nửa hay không" Và như thế thì tết hằng năm sẽ mất đi một phần thi vị, một phần việc mà qua đó, giúp cho con người dù có đi đâu về đâu, cũng có phút giây quay về với nguồn cội.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Như thế là cơ nguy chiến tranh lớn thêm ở bán đảo Triều Tiên. Néu bùng nô chiến tranh, sẽ liên hệ dĩ nhiên là Mỹ và Bắc Triều Tiên, cũng như nhiều quốc gia gần đó, như Nam Hàn, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... và văng miểng có thể tới Việt Nam. Nếu bùng nổ chiến tranh, coi chừng Hải quân Trung Quốc thừa cơ chiếm toàn bộ vùng Trường Sa của VN và Philippines... lấy cớ là để giữ giùm.
Tưng bừng Lễ Giáng Sinh... Theo truyền thống Ky Tô Giáo, Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra đời. Theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo, Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem (Bêlem) thuộc xứ Judea (Giuđêa) (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.
Hê gặp đồ giả, thế là thua thiệt... Thuốc giả là chết người... Văn bằng giả là hỏng... tín dụng dỏm cũng là hỏng...
Vậy là thêm đề xuất mới từ Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội... Đề xuất về tuổi hưu sẽ có 2 phương án lựa chọn. Dự kiến tương lai có thê cho nam nữ tuổi hưu như nhau.
Treo cờ thời VNCH là chuyện cấm kỵ trong cái gọi là thiên đường xã hội chủ nghĩa Mác-Lê-Hồ tại VN. Do vậy, có 5 bạn vừa bị kêu án nặng, chỉ vì treo cờ.
Tai nạn giao thông là chuyện bình thường hàng ngaỳ, nhưng gây đau đớn cho những người lên hệ trọn đời -- khi có người thân tử nạn, hay thương tật. Lẽ ra cần phạt nặng, rất nặng... đối với những người tái phạm, để bảo vệ cho sinh mạng người khác và chính họ.
Có gì bí ẩn ở Việt Nam: hễ làm ngân hàng là có chuyện. Mất tiền, nên hiểu là làm mất tiền người dân, hay mất tiền công quỹ… Chứ làm gì mất tiền của sếp ngân hàng.
Có cách nào phạt nặng tội vượt đèn đỏ hay không? Bởi vì, quá nhiều tai nạn xảy ra vì vượt đèn đỏ ngã tư, ngã năm... Lẽ ra ngay từ đầu, thi bằng lái là phải nhấn mạnh ưu tiên này.
Nhà thơ Bùi Giáng, cũng là dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học, tuy trong cõi đời chỉ trụ thế 71 năm, nhưng tác động với xã hội về mặt ngôn ngữ và phong thái sống hẳn sẽ lâu dài. Nơi đây xin hiệu đính một bài cũ để tưởng niệm nhà thơ lớn này.
Bản tin VTC kể chuyện Sài Gòn: Một số người dân chứng kiến sự việc cho biết, khoảng 20h ngày 14/12, một đôi nam nữ do xích mích chuyện tình cảm nên đứng cự cãi rồi lao vào đánh nhau trước số nhà 360 Phan Văn Trị (phường 11, quận Bình Thạnh, TP.SG).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.